Cúm A khác cúm thường như thế nào, cúm A H1N1?

Virus cúm A

Bệnh cúm A H1N1 có triệu chứng giống với cúm thông thường, do đó người bệnh dễ chủ quan không tới bệnh viện khám để điều trị bệnh, khiến bệnh diễn biến nặng hơn.

Contents

1. Cúm là gì?

Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có khả năng lây lan do nhiều loại virus cúm gây ra. Các triệu chứng của cúm thường là đau nhức cơ, nhức đầu và sốt. Cảm cúm có liên quan đến khoảng 3.000 – 49.000 ca tử vong và 200.000 ca nhập viện mỗi năm tại Hoa Kỳ. Vắc-xin cúm theo mùa được sản xuất để ngăn chặn các dịch bệnh này.

Virus cúm xâm nhập vào cơ thể qua màng nhầy của mũi, mắt hoặc miệng của con người. Mỗi khi chạm tay vào một trong những khu vực này, bạn có thể tự lây nhiễm virus. Chính vì vậy, việc giữ cho tay không ẩn chứa mầm bệnh bằng cách rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Bạn nên khuyến khích tất cả thành viên trong gia đình cũng giữ tay sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa cảm cúm.

2. Các loại cúm thường gặp

Có ba loại virus cúm là A, B và C. Loại A và B gây ra dịch cúm hàng năm, khiến 20% dân số bị sổ mũi, đau nhức cơ, ho và sốt cao. Loại C cũng gây cảm cúm nhưng các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn nhiều.

2.1. Virus cúm A

Cúm A là cúm gì? Mọi người thường mắc các bệnh liên quan đến virus cúm A, tuy nhiên loại cúm này cũng có khả năng lây nhiễm cho động vật. Trong đó, các loài chim hoang dã thường đóng vai trò là vật chủ cho virus.

Virus cúm A liên tục thay đổi và thường gây ra dịch cúm lớn. Virus cúm loại A2 (và các biến thể khác của cúm) lây lan bởi những người đã bị nhiễm bệnh. Các điểm trú ngụ của mầm bệnh cúm phổ biến nhất là những bề mặt mà người bệnh đã chạm vào và những căn phòng mà bệnh nhân đã ở gần đây, đặc biệt là khi người nhiễm virus có hắt hơi.

Virus cúm A
Virus cúm A

2.2. Virus cúm B

Không giống như virus cúm loại A, cúm loại B chỉ được tìm thấy ở người. Trả lời cho câu hỏi “Cúm B có nguy hiểm không?”, các bác sĩ cho biết cúm loại B có thể gây ra các phản ứng ít nghiêm trọng hơn virus cúm A, nhưng đôi khi vẫn cực kỳ có hại. Virus cúm B không được phân theo tiểu loại và không gây ra đại dịch.

2.3. Virus cúm C

Virus cúm C cũng được tìm thấy ở người nhưng nhẹ hơn cả loại A hoặc B. Mọi người thường không bị bệnh do virus cúm C và chúng cũng không gây dịch cúm.

2.4. Cúm gia cầm

Gia cầm có thể bị nhiễm vi-rút cúm A cũng như tất cả các loại phụ khác và gây ra dịch cúm gia cầm. Loài động vật này không có khả năng mang vi-rút cúm loại B hoặc C. Có ba loại cúm gia cầm chính, bao gồm H5, H7 và H9. Trong đó, các tiểu loại H5 và H7 là nguy hiểm nhất, và các tiểu loại H9 sẽ ít nguy hiểm hơn.

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đã cảnh báo rất nhiều về chủng cúm gia cầm có khả năng truyền từ chim hoang dã sang gia cầm và sau đó đến người – được gọi là H5N1. Trong khi các loài chim hoang dã thường miễn dịch với tác động nguy hiểm của H5N1, thì virus này đã khiến hơn một nửa số người nhiễm bệnh tử vong.

Nhìn chung thì nguy cơ mắc cúm gia cầm ở hầu hết mọi người là khá thấp vì virus thường không lây nhiễm cho người. Sự lây lan của cúm gia cầm từ người sang người đã được báo cáo là cực kỳ hiếm. Nhiễm trùng chỉ xảy ra do tiếp xúc với gia cầm mắc bệnh.

Hầu hết các bệnh liên quan đến cúm gia cầm đã được báo cáo ở các nước châu Á – nơi có nhiều người tiếp xúc gần gũi với trang trại gia cầm. Ngoài ra, con người không thể nhiễm virus cúm gia cầm do ăn thịt gà hoặc vịt nấu chín vì nhiệt độ cao tiêu diệt virus.

3. Vắc-xin phòng bệnh cúm

Cúm là bệnh có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc-xin. Các chủng virus cúm khác nhau biến đổi theo thời gian và thay thế các chủng virus cũ hơn. Đây là lý do tại sao bạn cần phải tiêm phòng cúm hàng năm để đảm bảo cơ thể phát triển khả năng miễn dịch với các chủng virus mới nhất.

CDC cho biết, virus trong vắc-xin cúm và vắc-xin FluMist có thể thay đổi mỗi năm dựa trên sự theo dõi và ước tính của các nhà khoa học về chủng loại cúm được dự đoán sẽ mạnh nhất trong năm đó. Trước đây, tất cả các loại vắc-xin cúm bảo vệ con người chống lại 3 loại virus cúm, bao gồm virus cúm A (H3N2 và H1N1 và virus cúm B. Ngày nay, FluMist và một số mũi tiêm phòng cảm cúm truyền thống thường bao gồm tối đa bốn chủng: 2 virus cúm A và 2 virus cúm B.

Khoảng hai tuần sau khi tiêm phòng cúm, các kháng thể có vai trò chống lại virus cúm sẽ phát triển trong cơ thể bạn. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có vắc-xin cúm gia cầm. Các vắc-xin cúm thông thường sẽ không cung cấp kháng thể bảo vệ con người chống lại cúm gia cầm.

4. Tiêm vắc-xin cúm?

Có thể sử dụng vắc-xin cúm Vaxigrip (0,25ml và 0,5ml) do hãng Sanofi Pasteur (Pháp) sản xuất. Hãng này đã có hơn 100 năm hoạt động về lĩnh vực chủng ngừa để bảo vệ sức khỏe con người, dẫn đầu thế giới về vắc-xin cúm và vắc-xin cho trẻ em nói chung. Tiêm vắc xin cần phải đến cơ sở ý tế uy tín để tiêm, không được dùng thuốc tùy tiện.

5. Vậy, cúm A H1N1 khác gì so với cúm mùa?

Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng, cúm A H1N1 là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm A H1N1 gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng.

Giống như các chủng cúm khác, khi mắc bệnh sẽ có biểu hiện sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi. Thực tế, đa phần các ca nhiễm cúm A H1N1 là nhẹ, có thể tự khỏi bệnh, nhưng người dân không nên chủ quan vì vẫn có tỷ lệ biến chứng nặng và làm chết người.

Bởi, khác với cúm mùa thông thường – chỉ tấn công vào các tế bào thuộc phần trên của hệ hô hấp, cúm A H1N1 có khả năng tấn công sâu vào tế bào phổi. Một số trường hợp nặng có thể bị suy hô hấp.

Nguy cơ chết người cao hơn ở người già, trẻ em, thai phụ hoặc người mắc bệnh mãn tính. Do đó khi xuất hiện các triệu chứng cúm như sốt cao, khó thở, ho nhiều… cần đến cơ sở y tế để được khám sàng lọc sớm và điều trị kịp thời.

6. Ai cần đề phòng đặc biệt bệnh cúm A H1N1 này?

Theo Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, cả 2 ca bệnh nhân chết vì cúm A H1N1 đều mắc các bệnh mãn tính như: béo phì, tiểu đường. Ngoài ra, bệnh nhân không có mối liên hệ dịch tễ với nhau, nguồn lây từ cộng đồng, không phải từ bệnh viện.

Từ đây, Trung tâm Y tế Dự phòng khuyến cáo: Các nhóm như trẻ em, người già, phụ nữ có thai, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen suyễn, béo phì, ung thư, HIV/AIDS hay các hội chứng suy giảm miễn dịch khác… là những người cần đặc biệt tránh nhiễm cúm A H1N1.

Nếu những trường hợp bệnh nhân này có triệu chứng sốt và ho, hắt hơi, sổ mũi… thì cần đưa đi khám bệnh tại các cơ sở y tế nhằm điều trị trong thời gian sớm nhất, tránh để bệnh biến chứng nặng gây thiệt mạng.

7. Đề phòng cúm A H1N1 như thế nào?

BS. Nguyễn Thị Mỹ Linh – Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM cho biết, tất cả mọi người đều có thể chủ động phòng bệnh cúm cho chính bản thân mình bằng các biện pháp dự phòng không dùng thuốc như:

– Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng

– Che miệng, mũi khi ho, hắt hơi, sau đó rửa tay bằng nước và xà phòng; tốt nhất nên sử dụng khăn giấy, sau đó bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác.

– Giữ nhà cửa sạch sẽ thông thoáng

– Tăng cường sức khỏe bằng vận động và nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung rau củ và vitamin C trong chế độ ăn uống.

– Tiêm vắc xin phòng bệnh Cúm mùa; đặc biệt cần thiết đối với những người có nguy cơ diễn tiến nặng như đã nêu trên.

Tại các bệnh viện, nhân viên y tế và các nhân viên phục vụ khác được yêu cầu tuân thủ việc vệ sinh tay và phòng hộ chuẩn để tránh lây lan bệnh giữa các bệnh nhân và giữa bệnh nhân với nhân viên.

Vệ sinh khử khuẩn được thực hiện theo quy trình bắt buộc. Bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm được điều trị ở khu vực riêng; có quy định cách ly tùy theo bệnh.

Trả lời