Sự khác nhau giữa cọc cừ tràm và cọc tre và cọc bê tông

so sanh coc cu tram va coc tre

Cọc cừ tràm và cọc tre là những loại vật liệu xây dựng truyền thống kinh tế nhất so với các loại vật liệu truyền thống khác. Thường được sử dụng để gia cố móng công trình trên nền đất yếu. Tuy hai loại cọc này đều được dùng trong mục đích gia cố xử lý cho những vị trí cố nền đất yếu. Nhưng đặc tính của cọc cừ tràm và cọc tre thì hoàn toàn khác nhau. Mỗi loại đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng.  

Contents

Cọc cừ tràm

– Cọc cừ tràm được sử dụng chủ yếu ở các tỉnh miền Nam. Thường mọc trên đất sình lầy bùn sét ngập nước với đặc tính là loại cây thân gỗ thớ dọc cứng dẻo có sức chịu tải cao. Được sử dụng để xử lý nền đất yếu bên dưới móng công trình. Cọc cừ tràm được sử dụng phổ biến ở miền Nam. Là loại vật liệu xây dựng kinh tế nhất so với các loại vật liệu truyền thống khác. Thí nghiệm cho thấy cọc cừ tràm có đường kính gốc 8-12cm, ngọn 4-6cm có khả năng chịu nén đơn lớn hơn 40kg/cm2. Là cây trồng địa phương với nguồn nguyên liệu rất dồi dào. Ngoài công dụng gia cố nền đất yếu thì cây cừ tràm còn có rất nhiều những công dụng khác.

Ưu điểm

– Giá thành rẻ hơn các loại vật liệu khác.

– Nguồn nguyên vật liệu dồi dào.

– Lực chịu nén đơn lớn: > 40kg/cm2.

– Cường độ đất nền sau khi gia cố cừ tràm lớn.

– Độ bền cực tốt: Trong điều kiện thích hợp niên hạn sử dụng của cọc cừ tràm lên đến hơn 60 năm.

– Thích hợp với những vị trí đất sình lầy bùn sét ngập nước.

– Thích hợp với các công trình vừa và nhỏ, các công trình xây chen trên địa hình nhỏ hẹp.

– Thân thiện với môi trường.

Nhược điểm

 Thời gian khai thác kéo dài: từ 5-6 năm mới cho khai thác.

– Không sử dụng được ở những vị trí địa chất đất quá yếu và có độ lún cao. Những vị trí nền đất cát, sỏi đá hoặc đất khô có độ ẩm thấp.

– Đảm bảo về những tiêu chuẩn về cừ tràm: cọc cừ tràm phải tươi, còn nguyên vỏ, độ cong vênh thấp, đường kính gốc, ngọn và chiều dài cây phải đều nhau.

– Sử dụng theo vùng miền: đa số cọc cừ tràm chỉ được sử dụng ở các tỉnh khu vực phía Nam.

Cọc tre

– Cọc tre ( lồ ô) được phân bổ  rất phổ biến trên khắp mọi miền đất nước. Tre rất dễ sống, không cần quá nhiều điều kiện. Tre thường mọc thành từng quần thể ( thường được gọi là bụi hay lũy ) chứ không mọc thành các cá thể riêng biệt như cừ tràm. Khả năng chịu nén dọc của cọc tre không ổn định bằng cọc cừ tràm do thớ dọc phân bố theo vành khăn liên kết mắc phân đoạn không đều, khó tìm sức chịu nén tiêu chuẩn. Vỏ ngoài trơn tuột không thấm nước, chịu bám kém. Cọc tre có mặt cắt diện tích vành khăn không đều, chịu lực dọc kém và không đảm bảo ma sát không được tốt do trơn tuột. Vì vậy cọc tre không thể xem là vật liệu cốt cùng chịu lực đồng bộ với khối đất nén. Ngoài ra cây tre cũng có rất nhiều những công dụng khác đối với đời sống. Tre dùng để sản xuất phên tre, cót tre, cót ép tre, làm đồ thủ công mỹ nghệ, sử dụng trong xây dựng, kiến trúc,… và rất nhiều công dụng khác từ cây tre mà chúng ta không thể kể hết được.

Ưu điểm

– Giá thành rẻ hơn các loại vật liệu truyền thống khác. Rẻ hơn cọc cừ tràm

– Thời gian khai thác ngắn: chỉ sau 2 năm trồng là có thể sử dụng.

– Thích hợp với các vùng đất sình lầy, đất bùn sét có độ ẩm cao.

– Cường độ đất nền sau khi gia cố cọc tre đạt 6-7 tấn/m2.

– Thích hợp với những công trình xây chen tại những địa hình nhỏ hẹp.

– Nguồn nguyên liệu dồi dào.

– Thân thiện với môi trường.

Nhược điểm

– Lực chịu nén đơn nhỏ hơn cọc cừ tràm và không ổn định.

– Sử dụng theo vùng miền: chỉ sử dụng phổ biến ngoài miền Bắc.

– Cọc tre sử dụng phải còn tươi, không quá cong vênh.

Lời kết

Cả hai loại cọc cừ tràm và cọc tre đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Nhưng về cơ bản chúng khá giống nhau. Chỉ nên sử dụng hai loại cọc này cho những công trình loại vừa và nhỏ. Thích hợp với những công trình nhà ở dưới 5 tầng. Những công trình xây chen ở những vị trí nhỏ hẹp. Vì có ưu điểm về giá thành rẻ và độ bền tốt nên cọc cừ tràm và cọc tre vẫn còn được sử dụng cho tới ngày nay.

Tìm hiểu về hai loại cọc cừ tràm và cọc bê tông cốt thép

Cọc cừ tràm và cọc bê tông cốt thép là hai loại vật liệu được sử dụng trong các công trình xây dựng. Mỗi loại đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Bạn sẽ chọn loại vật liệu nào cho công trình của mình?. Cọc cừ tràm và cọc bê tông cốt thép loại nào tốt hơn?. Không ít người sẽ chọn ngay bê tông cốt thép mà không cần phải suy nghĩ. Còn đối với những người trong ngành xây dựng thì họ sẽ có một suy nghĩ khác.

Còn tùy thuộc độ lớn của công trình, tải trọng của công trình, địa chất của nền đất,… để chọn loại vật liệu nào cho hợp lý. Không thể phủ nhận tầm quan trọng nền móng của một công trình. Công trình dù có đẹp đến đâu mà nền móng không vững thì cũng vứt. Một công trình đủ tiêu chuẩn an toàn trong xây dựng phải có một nền móng tốt đủ sức chịu tải để công trình không bị lún, đảm bảo niên hạn sử dụng của một công trình. Vì vậy việc chọn vật liệu nào cho nền móng của một công trình là một việc rất đáng quan tâm.

Khi tiến hành xây dựng nền móng cho công trình. Không ít người phải đắn đo suy nghĩ về việc nên chọn loại vật liệu nào cho công trình của mình. Sau hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công đóng cừ tràm, mình xin chia sẻ kinh nghiệm về hai loại cọc này. Hy vọng những thông tin sau đây có thể giúp ích cho bạn về việc lựa chọn được loại nguyên liệu phù hợp nhất.

Cọc cừ tràm

Ưu điểm

– Giá cừ tràm rẻ hơn rất nhiều so với bê tông cốt thép vì cừ tràm là nguyên liệu địa phương. Được phân bố rất nhiều tại khu vực phía nam và một số tỉnh miền trung.

Bảng giá cừ tràm hiện nay

bảng giá cừ tràm
Bảng giá cừ tràm hiện nay tại Tphcm

– Sức chịu tải của cừ tràm không tệ có thể đạt từ 0,6 – 0,8 kg/cm2 nếu đóng cừ tràm đúng mật độ tiêu chuẩn 25 cọc cừ/m2. Không tính được chính xác được sức chịu tải của nền móng. Chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sau quá trình thi công nhiều năm. Khó khăn trong việc tính toán thiết kế.

– Độ bền của cọc cừ cũng rất đáng nể lên đến hơn 50 năm nếu cọc cừ ở trong điều kiện thích hợp. Cọc cừ tràm có độ bền tốt khi ở trong môi trường ngập nước hoặc độ ẩm cao và ổn định quanh năm. Như vậy là đã đáp ứng tốt niên hạn sử dụng của các công trình hiện nay theo quy định hiện hành rồi đúng không!

– Giá thi công đóng cọc cừ tràm cũng rẻ hơn khi thi công cọc bê tông cốt thép.

Nhược điểm

– Cọc cừ tràm chỉ sử dụng cho những công trình xây dựng loại vừa và nhỏ, các công trình nhà ở dưới 4 tầng. Hoặc cho một số công trình thủy lợi thường sử dụng cọc cừ tràm để giữ đất chống sạt lở.

– Không sử dụng được cừ tràm tại những nơi có nền đất quá yếu có độ lún cao. Không phải trong trường hợ nào cũng có thể sử dụng được cọc cừ tràm để xử lý được.

Cọc bê tông cốt thép

Ưu điểm

– Sức chịu tải rất lớn, có thể sử dụng cọc bê tông cốt thép cho mọi loại công trình quy mô lớn nhỏ khác nhau. Có thể đo được chính xác sức chịu tải của nền móng, việc này dễ dàng cho khâu tính toán thiết kế.

– Không kén nền đất như cọc cừ tràm: có thể dụng cọc bê tông cốt thép để xử lý cho mọi loại nền đất khác nhau.

– Độ bền của bê tông cốt thép rất tốt, đáp ứng tốt về niên hạn sử dụng của các loại công trình.

Nhược điểm

– Giá thành cọc bê tông cốt thép mắc hơn giá cừ tràm rất nhiều. Kèm theo giá thi công đóng cọc bê tông cốt thép cũng khá cao.

Bảng giá cọc bê tông cốt thép hiện nay

bảng giá cọc bê tông cốt thép
Bảng giá cọc bê tông cốt thép hiện nay

Sau khi phân tích những ưu điểm và nhược điểm của hai loại cọc trên. Ta có thể nhận thấy rằng cả hai loại cọc này đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Đối với những người có điều kiện thì chắc chắn họ sẽ chọn ngay cọc bê tông cốt thép. Vì những ưu điểm nổi trội về sức chịu tải, độ bền, đáp ứng được mọi yêu cầu về kỹ thuật. Còn nếu bạn là người không khá giả thì sao? Việc phải bỏ tiền ra mua đất, rồi xây nhà đối với nhiều người là chuyện không đơn giản. Vì vậy họ sẽ rất quan tâm đến việc lựa chọn loại nguyên vật liệu nào cho phù hợp với công trình của họ. Và làm sao để tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo được chất lượng tốt.

Lời kết

Qua đó ta cũng không nên đánh giá quá thấp về cọc cừ tràm. Quan trọng là chúng ta sử dụng chúng cho mục đích gì mà thôi. Đó cũng là những ý kiến cá nhân của bản thân mình sau quá trình thực hiện thi công đóng cừ tràm cho hàng trăm công trình lớn nhỏ khác nhau.

Để lại một bình luận