SỰ KHÁC NHAU GIỮA MẠ VÀNG VÀ DÁT VÀNG 24K?

dat vang

Contents

Mạ vàng là gì, phân biệt vàng 14K, 18K, 24K?

Xi vàng ở miền Nam, hay mạ vàng ở miền Bắc thực chất đều là những cách gọi của việc phủ một lớp vàng lên đồ vật cần mạ bằng các công nghệ hiện đại. Thuật ngữ mạ vàng được sử dụng nhiều hơn cả.

Hiện nay, các công nghệ mạ vàng được sử dụng nhiều đó là: Mạ vàng điện phân, mạ vàng PVD, mạ vàng Nano, mạ sơn hiệu ứng. Các bạn có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về các công nghệ mạ vàng qua bài viết: Các công nghệ mạ vàngvàng hiện nay để phân biệt được đâu là mạ vàng thật, đâu là mạ vàng giả.

Trong số đó, công nghệ mạ vàng điện phân được đa số thương hiệu và khách hàng lựa chọn vì tạo ra được những quà vàng cao cấp, sang trọng, không làm mất đi những chi tiết tinh tế. Đặc biệt, mạ vàng điện phân sử dụng vàng 24K trong quá trình mạ, mang đến những quà vàng “thật” và chất lượng.

Mạ vàng 14K là gì?

Mạ vàng 14K là việc sử sụng dung dịch Vàng 14K còn gọi là vàng tây. Vàng 14K là hợp kim giữa vàng và một số kim loại “màu” khác với hàm lượng vàng nguyên chất khoảng 58,3%. Trong chế tác kim hoàn thì vàng 14K cũng được sử dụng nhiều, đặc biệt áp dụng đối với những mẫu thiết kế đổi hỏi độ cứng cao, hạn chế cong, vênh hay biến dạng trong quá trình sử dụng.

Mạ vàng 18K là gì?

Mạ vàng 18K là việc sử sụng dung dịch Vàng 18K. Đây là loại vàng có hàm lượng vàng nguyên chất chiếm 75%. Vàng 18K thường được gọi là loại vàng 7 tuổi rưỡi. Trong hàm lượng vàng 18K thường sẽ có 75% vàng và 25% kim loại quý khác. Các kim loại này sẽ có tác dụng làm giảm màu vàng và đẩy độ sáng bóng và tăng độ cứng cho sản phẩm.

Mạ vàng 24K là gì?

Mạ vàng 24k là việc sử dụng dung dịch Vàng 24K, một số nơi còn gọi là vàng 99,999, vàng ta. Mạ vàng 24K sẽ mang đến vẻ đẹp độc đáo, sang trọng và tinh tế cho sản phẩm. Khách hàng có thể nhận biết được sản phẩm mạ vàng 24K bẳng cách sử dụng máy quang phổ để kiểm tra hàm lượng vàng trong sản phẩm.

Khách hàng thường tìm đến dịch vụ mạ vàng với các sản phẩm như: tượng Phật, tượng, đồng hồ hay trang sức,… để tăng tính thẩm mỹ, sang trọng và đẳng cấp

Dát vàng là gì?

Từ xa xưa, những người thợ thủ công truyền thống đã tìm đến phương pháp dát vàng để tăng giá trị cho đồ dùng. Những đồ dùng thường được dát vàng như: tượng, tượng Phật, các kiến trúc ở đình, chùa, cung điện, lăng tẩm,… Ngày nay, mọi người còn chọn dát vàng cho các sản phẩm đồ gỗ nội thất hay một số kiến trúc trong nhà.

Bằng cách sử dụng những lá vàng được cán mỏng, người thợ dát vàng dát nhiều lần vào sản phẩm với các công đoạn hoàn toàn thủ công. Chính vì làm hoàn toàn thủ công, giá trị thẩm mỹ của các sản phẩm dát vàng phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề và khả năng của người thợ.

Nguyên liệu được thợ dát vàng sử dụng là các lá vàng như 24K, 18K hay 14K được cán mỏng phù hợp với nhu cầu của khách hàng và từng sản phẩm.

Vì là cắt, ghép, dán những lá vàng mỏng nên nếp nhăn là đặc trưng của phương pháp dát vàng. Tùy thuộc sở thích mà khách hàng lựa chọn dát vàng tạo được nếp nhăn hay công nghệ mạ vàng để tạo nên những sản phẩm có bề mặt mịn đẹp

Ở Việt Nam hiện nay, còn rất ít làng nghề truyền thống lưu giữ được nghề dát vàng. Theo nghệ nhân Lê Bá Trung, Chủ tịch Hội Dát vàng bạc quỳ Kiêu Kỵ: “Dù nhu cầu về sản phẩm này rất lớn nhưng ở Kiêu Kỵ hiện chỉ có hơn 100 gia đình làm nghề, số nghệ nhân cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Nguyên nhân xuất phát từ “lời nguyền” được truyền lại từ ngàn xưa: Tất cả người làm nghề phải nhớ chỉ được truyền nghề theo quy tắc: Một đời cha – ba đời con, chỉ dạy con dâu, không truyền cho con gái. Ai phá lệ sẽ bị thánh thần quở phạt mà khuynh gia bại sản hoặc gặp tai nạn bất ngờ”

Nhu cầu dát vàng cho kiến trúc nội thất, nhà, đồ vật ngày càng cao trong khi có rất ít nghệ nhân lành nghề đã khiến cho chi phí dát vàng hiện nay trở nên đắt đỏ.

Nên lựa chọn mạ vàng hay dát vàng?

Tùy theo nhu cầu, sở thích, chi phí,… mà khách hàng lựa chọn sử dụng công nghệ mạ vàng hay phương pháp dát vàng.

Lượng nhu cầu cao sẽ dẫn đến nguồn cung ngày càng nhiều. Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu, cơ sở, làng nghề cung cấp dịch vụ mạ vàng, dát vàng theo yêu cầu của khách hàng. Cũng bởi nguồn nhu cầu cao nên đang xảy ra tình trạng “thị trường vàng thau lẫn lộn”. Giám đốc một thương hiệu quà vàng cao cấp trên phố Thái Hà (Hà Nội) cho biết: “Nhiều người có thú chơi mạ vàng nhưng lại không có nhiều hiểu biết về sản phẩm này.”

Vì vậy, rất nhiều công ty đã tìm cách “đánh lận con đen”, lừa gạt người tiêu dùng. Thay vì mạ vàng nguyên chất 24K, họ lại sử dụng vàng giả, hay vàng Trung Quốc. Đặc biệt, ở Việt Nam, không có những xưởng dát vàng quy mô lớn nên tất cả quy trình đều được thực hiện thủ công theo kiểu tháo rời các chi tiết, rồi mới tiến hành dát vàng. Chính điều này khiến cho chi phí, thời gian dát vàng bị đội lên khá nhiều.

Để lại một bình luận