Theo các chuyên gia, tài liệu nghiên cứu cho biết, bia lon, bia chai, bia tươi và bia hơi đều có những lợi ích nhất định cho sức khỏe và có sự khác biệt rõ ràng bởi công nghệ cũng như quy trình, công đoạn sản xuất ra mỗi loại.
Bia là đồ uống có cồn, gas và là một trong các đồ uống lâu đời nhất mà loài người đã tạo ra, có niên đại ít nhất là từ thiên niên kỷ 5 TCN và được ưa chuộng khắp thế giới.
Bia có hương vị thơm ngon, bổ dưỡng, có tính giải khát, giải nhiệt tốt và là sản phẩm đã ăn sâu vào đời sống văn hóa của mỗi vùng, miền. Về lợi ích và sự khác biệt của mỗi loại bia không hẳn ai cũng biết.
Theo các chuyên gia, tài liệu nghiên cứu cho biết, bia lon, bia chai, bia tươi và bia hơi đều có những lợi ích nhất định cho sức khỏe và có sự khác biệt rõ ràng bởi công nghệ cũng như quy trình, công đoạn sản xuất ra mỗi loại.
Theo các chuyên gia, tài liệu nghiên cứu cho biết, bia lon, bia chai, bia tươi và bia hơi đều có những lợi ích nhất định cho sức khỏe và có sự khác biệt rõ ràng bởi công nghệ cũng như quy trình, công đoạn sản xuất ra mỗi loại.
Một số sản phẩm bia hơi, bia lon, bia chai, bia tươi phổ biến trên thị trường hiện nay.
Nhìn chung, bia được sản xuất từ quá trình lên men các loại ngũ cốc ủ thành mạch nha, thông thường là lúa mạch bởi thành phần enzyme hoạt tính cao của nó dễ dàng đẩy nhanh quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường. Thành phần chính của quá trình sản xuất bia gồm: mạch nha, nước, men và hoa bia (hoa houblon). Hoa bia được thêm vào để gia tăng hương vị đặc trưng, đồng thời cũng giúp cho bia tăng độ bền vững sinh học và tạo bọt tốt. Đôi khi, người ta cũng cho thêm thành phần thảo mộc hoặc trái cây để tạo nên những loại bia có hương vị độc đáo, riêng biệt. Độ cồn trong bia thấp (3-8%, có cả bia không cồn), và nhờ có CO2, khi rót bia tạo nên nhiều bọt gây sảng khoái khi uống. Giá trị dinh dưỡng của bia khá cao, trong bia có nhiều vitamin nhóm B và các nguyên tố vi lượng. Vì vậy công nghệ sản xuất bia không ngừng phát triển và hoàn thiện trên thế giới.
Theo các chuyên gia, về cơ bản, nguyên liệu làm bia hơi, bia chai, bia lon hay bia tươi đều giống nhau. Nhưng ở Việt Nam, do giá nhập lúa mạch đắt, nên các sản phẩm bia ở phân khúc cao cấp hay bình dân sẽ có tỷ lệ nguyên liệu phụ trợ đầu vào để chế biến khác nhau, hay cũng do mục đích công nghệ của sản phẩm đó. Tất nhiên, các sản phẩm vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm và có tiêu chuẩn chất lượng nhất định.
Một số sản phẩm bia hơi, bia lon, bia chai, bia tươi phổ biến trên thị trường hiện nay.
Bia hơi là sản phẩm được nấu với độ đường thấp, thời gian lên men cho ra bia ngắn (khoảng 7-10 ngày), có thể qua công đoạn thanh trùng nhanh bằng hơi nóng nhiệt độ cao, điều kiện bảo quản được ít ngày. Bia hơi sau khi lên men được chiết vào các thùng chứa (keg) được làm sạch bằng khí nén, nước, nước nóng (800C), dung dịch xút (2 – 3%) và được thanh trùng bằng hơi nóng (khoảng 1350C), sau đó được làm lạnh bằng CO2 lạnh hay COVnPalatino2. Trên thị trường Việt Nam hiện nay, các sản phẩm bia hơi được người tiêu dùng ưa chuộng như Bia hơi Hà Nội, Bia hơi Sài Gòn, Bia hơi Việt Hà,…
Một số sản phẩm bia hơi, bia lon, bia chai, bia tươi phổ biến trên thị trường hiện nay.
Bia tươi là sản phẩm được nấu có độ đường cao hơn, với thời gian lên men cho ra bia thường gấp đôi bia hơi và cũng qua công đoạn thanh trùng nhanh. Trong quá trình lên men và ủ bia không có bất kì chất bảo quản nào. Khi uống vẫn thấy được cảm giác tươi ngon. Trên thị trường, bia tươi được nhiều người biết đến qua các dây chuyền nấu bia mini trực tiếp tại các nhà hàng, thường có công suất nhỏ, khoảng trên dưới 1.500L/ngày.
Bia chai và bia lon, quy trình sản xuất về thực chất cũng như bia tươi nhưng được đóng vào chai, lon và được thanh trùng nhằm bảo quản lâu dài, thuận tiện cho việc vận chuyển thương mại và quá trình tiêu thụ trên thị trường. Với bia chai và bia lon thường có hàm lượng hoa houblon nhiều hơn bia hơi khoảng 30%. Quá trình lên men của bia chai, bia lon lâu hơn bia hơi. Một số loại bia chai, bia lon có quá trình lên men chính khoảng 5-7 ngày, lên men phụ khoảng 6 ngày trở lên. Được qua công đoạn lọc và bão hòa CO2 rồi đến công đoạn chiết. Còn bia hơi thì thường có lượng đường và cồn ít hơn và quá trình lên men nhanh hơn, có nơi khoảng 12 ngày.
Sự khác biệt giữa có hay không có quá trình thanh trùng đã làm thay đổi hạn sử dụng của các loại bia. Bởi lẽ, bia hơi thường sử dụng trong vòng 3 ngày, bia tươi thì dài hơn, còn bia chai, bia lon có hạn dùng thường từ 6 tháng đến cả năm…
Nguồn: http://vba.com.vn