Tôm và tép là hai loài động vật cùng họ, sống dưới nước khá giống nhau về hình thức. Sự khác nhau chủ yếu là về kích thước của chúng khi trưởng thành. Tép có thân dài tối đa khoảng 10 đến 15 mm, còn tôm thì có thể dài tới 200 đến 300 mm tùy theo loài và kỹ thuật nuôi. Đoạn văn trên chưa thể coi là định nghĩa thống nhất của nước ViệtNamvì có những vùng miền định nghĩa khác. Đơn cử là huyện Thuận Thành Bắc Ninh – nơi trong những năm 60-70 của thế kỷ trước đã từng là điểm sơ tán của Trường Đại học Mỏ Địa chất trong giai đoạn chống Mỹ. Ở đây người ta không quan niệm Tép là một loài cụ thể nào mà là một tập hợp loài thỏa mãn đặc điểm nhỏ về kích thước. Một mớ được gọi là mớ tép có thể có cả tôm nhỏ, cá con, cua nhãi…nhưng nhiều nhất vẫn là tôm nhỏ. Tép nói chung rẻ tiền và cũng mất công hơn khi chế biến, nhưng đó là nguyên liệu lý tưởng để tạo ra một nồi canh dưa thời khó khăn . Quan niệm tôm tép có tính vùng miền như vậy, mà những người con của vùng miền lang bạt khắp nơi nên ở đâu có họ là nẩy sinh những cuộc cãi vã không dứt. Điều đó vô hại thậm chí là rất vui khi họ phải rời quê hương làm ăn ở nơi nào đó xa xôi. Nhưng điều mà tôi muốn nói ở đây là trong lĩnh vực khoa học kinh tế cũng nổ ra hiện tượng bất đồng kiểu “tôm tép”.