khác nhau giữa giáo dục đại học Úc và Việt Nam?

co gi khac nhau giua dai hoc uc va viet nam

Contents

Có gì khác nhau giữa giáo dục đại học Úc và Việt Nam?

1. Vài nét sơ lược

Úc với 22 triệu dân có 39 trường đại học, còn Việt Nam có 88 triệu dân với hơn 300 trường đại học. 7 trong số 39 trường Đại học Úc thuộc top 100 trường đại học hàng đầu thế giới. Còn Việt Nam chưa có trường nào lọt vào top 200 của các bảng xếp hạng quốc tế.

Trường đại học trẻ tuổi nhất được thành lập vào năm 1990 (Úc) và trường đại học mới ra đời: có lẽ… tuần trước (Việt Nam). Đó là một vài dữ kiện so sánh giữa giáo dục đại học Úc và Việt Nam.

2. Tìm hiểu về hệ thống giáo dục đại học của Úc

Đặc điểm của các trường Đại học Australia

Khối thịnh vượng chung Đạo luật Hỗ trợ giáo dục đại học 2003 đề ra ba nhóm các nhà cung cấp Giáo dục đại học ở Úc là: Các trường Đại học, các tổ chức giáo dục đại học tự công nhận, và cơ sở giáo dục đại học tiểu bang và vùng lãnh thổ được công nhận. Sinh viên học tập tại cả ba nhóm các nhà cung cấp giáo dục trên đều có đủ điều kiện để vay Phí giáo dục đại học, một khoản vay để trang trải các khoản chi phí và lệ phí học tập cũng như sinh hoạt.

Trường ĐH đầu tiên của Úc là ĐH Sydney được thành lập vào năm 1851. Để đạt đến con số 39 trường đại học, Úc đã mất gần 140 năm. Khi Úc bắt đầu đón sinh viên quốc tế vào thập niên 1980, chỉ có vẻn vẹn chín trường đại học được thành lập mới vào những năm 1987-1990 và phân bố đều trên khắp lãnh thổ Úc.

Ngày nay, ngành công nghiệp giáo dục là một trong những ngành kinh tế đặc biệt quan trọng của Úc, mỗi năm Úc có thể thu được đến 18 tỉ USD từ học phí và sinh hoạt phí của gần 500.000 lượt sinh viên quốc tế (trừ năm nay, con số này có giảm đi). Vậy nhưng không có bất kỳ trường đại học nào được thành lập mới từ 21 năm trở lại đây.

Có gì khác nhau giữa giáo dục đại học Úc và Việt Nam?

Điểm khác biệt nào giữa ĐH Úc và Việt Nam?

Đặc biệt hơn, chỉ có hai trong số 39 trường đại học ở Úc là trường tư thục, không có ngành công nghiệp nào có riêng trường đại học của mình. Hằng năm, Chính phủ Úc dành khoảng 70% ngân sách nghiên cứu cho các trường thuộc nhóm tám trường đại học hàng đầu ở Úc (Go8), nơi tập trung những giáo sư, những nhà nghiên cứu giỏi và các trung tâm nghiên cứu quy mô lớn. Chính vì vậy, các trường thuộc Go8 luôn có tên trong bảng xếp hạng những trường đại học hàng đầu thế giới.

Với những thay đổi mới đây trong chính sách thị thực du học Úc dành cho sinh viên quốc tế theo hướng dành nhiều quyền lợi hơn cho người học đại học và sau đại học, Úc được dự báo sẽ là tâm điểm của nền giáo dục đại học thế giới nhưng không vì vậy mà trường đại học được lập mới dễ dàng.

Tham khảo bảng xếp hạng các trường Đại học Úc năm học 2015-2016

Mỗi trường Đại học của Úc có các thế mạnh riêng và đều đáp ứng các qui định khắt khe của Chính Phủ Úc về qui chế đào tạo. Hơn nữa môi trường học tập và sinh sống ở Úc khá an toàn, con người thân thiện và cởi mở. Vì thế, nếu có điều kiện du học Úc thì đó là một cơ hội tốt để bạn trải nghiệm nền giáo dục hàng đầu trên Thế giới.

Australia

Thế giới

Trường

Thành phố

Số lượng sinh viên

Số sinh viên quốc tế

139University of MelbourneMelbourne51,26313,657
250Australian National UniversityCanberra20,6795,443
360University of QueenslandBrisbane47,68910,894
477University of New South WalesSydney50,92812,146
580Monash UniversityMelbourne63,87721,797
6126University of SydneySydney53,34511,630
7144University of Western AustraliaPerth25,7645,241
8149University of AdelaideAdelaide25,7046,498
9303Queensland University of TechnologyBrisbane44,7547,072
10305University of Technology, SydneySydney36,4749,299
11316University of WollongongWollongong29,32711,685
12335Deakin UniversityMelbourne45,3427,175
13336Macquarie UniversitySydney37,8639,614
14343University of NewcastleNewcastle32,9675,632
15363University of TasmaniaHobart25,9564,872
16364RMIT UniversityMelbourne57,22926,398
17373Curtin UniversityPerth46,65115,398
18406University of South AustraliaAdelaide31,9427,266
19415Griffith UniversityBrisbane41,6558,525
20415James Cook UniversityTownsville20,7506,078
21440La Trobe UniversityMelbourne33,6107,527
22488Flinders UniversityAdelaide22,0963,788
23543Murdoch UniversityPerth23,5629,678
24559Swinburne University of TechnologyMelbourne31,2508,584
25634University of Western SydneySydney41,0754,181
26721University of Southern QueenslandToowoomba24,0094,700
27729University of New EnglandArmidale19,9451,009
28771Edith Cowan UniversityPerth25,1594,225
29786Charles Darwin UniversityDarwin9,0201,161
30876Charles Sturt UniversityBathurst37,9445,770
31893Victoria UniversityMelbourne26,5798,897
32910Bond UniversityGold Coast5,2001,708
33959University of CanberraCanberra15,5493,633
341,082Southern Cross UniversityLismore13,1681,928
351,131CQUniversityRockhampton16,8444,359
361,366Australian Catholic UniversitySydney25,0182,565
372,930University of Notre Dame AustraliaFremantle9,959177
383,087University of the Sunshine CoastSunshine Coast9,283821
397,423Federation University AustraliaBallarat12,4295,923
4014,467University of Divinity AustraliaMelbourne1,556142

3. Tìm hiểu hệ thống giáo dục Đại học của Việt Nam

Đặc điểm chung

Trường đại học, viện đại học, đại học, học viện và trường cao đẳng là các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam. Hiện nay Việt Nam có nhiều hình thức quản lý các cơ sở giáo dục này, có thể thuộc quản lý nhà nước (công lập) hoặc tư thục; có thể đào tạo tuyển sinh cả nước, theo vùng hay tỉnh

Ở nước ta, nơi mà thủ tục hành chính vẫn bị kêu là rắc rối, nhiêu khê nhưng số trường đại học thành lập mới, nâng cấp lên đại học lại tăng nhanh bất ngờ. Thay vì mở trường đại học bằng lối tư duy trường lớn, chúng ta lại tư duy theo hướng trường nhiều khiến nguồn lực nhỏ lại càng trở nên manh mún.

Trong điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn, nguồn nhân lực thiếu thốn, chiến lược đào tạo nhằm vào mục đích đáp ứng nhu cầu của những-cá-nhân-sinh-viên, trường đại học khó mà thực hiện được những vai trò cơ bản của mình: lưu trữ kiến thức, chuyển giao kiến thức và tạo ra những kiến thức mới đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

Chúng ta vẫn đặt tham vọng có trường đại học Việt Nam lọt vào danh sách các trường đại học hàng đầu khu vực hoặc thế giới nhưng cho đến khi nào chưa thực hiện lối tư duy trường lớn, phát triển tập trung vào một số trường đại học có chất lượng, đầu tư thích đáng cho nghiên cứu thì điều này vẫn chỉ là tham vọng.

Danh sách các trường đại học trọng điểm quốc gia của Việt Nam

Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam là những đại học (cấp vùng và cấp quốc gia), trường đại học, và học viện hàng đầu của quốc gia, được chính phủ ưu tiên giao quyền tự chủ như: được tự in và cấp bằng tiến sỹ; được toàn quyền cử cán bộ đi học nước ngoài, trừ những trường hợp du học bằng ngân sách nhà nước; được chủ động mời và tiếp nhận giảng viên, sinh viên nước ngoài đến học và giảng dạy; được đề xuất mở những ngành đào tạo chưa có trong danh mục đào tạo.

Hiện nay, ở Việt Nam có 15 cơ sở giáo dục đại học được chọn xây dựng thành đại học trọng điểm quốc gia bao gồm 2 đại học quốc gia, 3 đại học vùng theo lãnh thổ, và 9 trường đại học và học viện theo các lĩnh vực và ngành trọng điểm quốc gia (sư phạm, y – dược, kinh tế, nông – lâm – ngư nghiệp, công nghệ; kỹ thuật quân sự).

1. Đại học Quốc gia Hà Nội: đại học quốc gia, đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản & ứng dụng hàng đầu miền Bắc Việt Nam.
2. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: đại học quốc gia, đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản & công nghệ hàng đầu miền Nam Việt Nam.
3. Đại học Đà Nẵng: đại học vùng, lớn nhất khu vực miền Trung & Tây Nguyên Việt Nam.
4. Đại học Huế: đại học vùng, lớn nhất khu vực Bắc Trung bộ Việt Nam.
5. Đại học Thái Nguyên: đại học vùng, lớn nhất khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.
6. Trường Đại học Cần Thơ: trường đại học lớn nhất khu vực Tây Nam bộ Việt Nam.
7. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: trường đại học đầu ngành Kinh tế ở miền Bắc Việt Nam.
8. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh: trường đại học đầu ngành Kinh tế ở miền Nam Việt Nam.
9. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: trường đại học đầu ngành Sư phạm ở miền Bắc Việt Nam.
10. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh: trường đại học đầu ngành Sư phạm ở miền Nam Việt Nam.
11. Trường Đại học Y Hà Nội: trường đại học đầu ngành Y-Dược ở miền Bắc Việt Nam.
12. Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh: trường đại học đầu ngành Y-Dược ở miền Nam Việt Nam.
13. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội: trường đại học đầu ngành Nông-Lâm-Ngư nghiệp của Việt Nam.
14. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội: trường đại học đầu ngành Kỹ thuật và Công nghệ ở miền Bắc Việt Nam.
15. Học viện Kỹ thuật Quân sự: học viện đầu ngành Kỹ thuật và Công nghệ Quân sự, Công nghiệp Quốc phòng của Việt Nam.

4. Kết luận

Quả thật, với quá nhiều vấn đề của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, đi học đại học trong nước sẽ chỉ tốn thời gian, công sức và tiền bạc. Du học Australia là con đường tốt nhất để tìm kiếm tri thức,  mở rộng tương lai của sinh viên Việt Nam. Tại sao nên chọn nước Úc?

  • Thứ nhất, giáo dục Úc là một trong những nền giáo dục được thế giới công nhận đạt chất lượng cao, cũng như đạt xuất sắc trong các lĩnh vực nghiên cứu, đa số các trường đại học tại úc là các trường công lập. Hàng năm, chính phủ Úc đã giành rất nhiều ngân sách đầu cho lĩnh vực nghiên cứu.
  • Thứ hai, cùng rất nhiều các cấp học, khóa học đa dạng để học sinh, sinh viên lựa chọn. Từ các chương trình tiểu học, phổ thông tới các chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ chuyên ngành. Với hàng trăm ngành đào tạo như: Kinh tế, tài chính ngân hàng, du lịch-khách sạn,…phù hợp với xu thế phát triển của thế giới nói chung và hoàn cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam nói riêng.
  • Thứ ba, chất lượng giáo dục của Úc được đánh giá cao với môi trường sư phạm mang tính chuyên nghiệp, nền giáo dục của Úc được công nhận khắp nơi trên thế giới với phương châm nổi bật là “Phát huy tối đa năng lực sáng tạo, tư duy độc lập” và trang bị cho sinh viên khả năng làm việc hiệu quả.
  • Thứ tư, ưu điểm nổi bật của giáo dục Úc là tính liên thông, điều này có nghĩa các bạn học sinh, du học sinh có thể theo đuổi mục đích học tập của mình bằng nhiều con đường khác nhau.
  • Cuối cùng, luật pháp của úc đều có chính sách ưu đãi giành cho các bạn sinh viên nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng giành cho các du học sinh Úc bằng những đạo luật rất cụ thể. Chỉ có các trường được cấp phép mới được quyền tuyển sinh viên quốc tế theo học.

 

Trả lời