Năng suất và sản lượng có phải là một không?

AuCo

Trước đây quan niệm sản lượng và năng suất tương đối trùng nhau, khi xét đến tính chất của chúng sẽ thấy khác biệt:
1. Sản lượng là chỉ ra khối lượng hàng hóa được sản xuất ra
2. Năng suất: là xem xét giá trị sản xuất có liên hệ với các nguồn lực được sử dụng để sản xuất ra khối lượng hàng hóa đó.
Do vậy, Năng suất # sản lượng

NĂNG SUẤT = ĐẦU RA/ĐẦU VÀO

Năng suất và sản lượng có phải là một không?1


Tại nhà máy Âu Cơ, năng suất lao động được tính đơn thuần truyền thống dựa trên năng lực lao động kết hợp với các nguồn lực hỗ trợ và thời gian thực tế làm việc.

Với phương pháp này được các nhà máy trong cả nước sử dụng khi xây dựng định mức lao động. Tuy nhiên, cần phải có tính xem xét và đánh giá chung sau 1 thời gian áp dụng cho phù hợp với thực tế thời điểm: kinh nghiệm và kỹ năng tay nghề, trang thiết bị hỗ trợ, điều kiện sản xuất…
Để đánh giá năng suất lao động đúng thực tế, đảm bảo khoa học, khách quan đồng thời khuyến khích động viên lao động thì ngoài đưa ra được một định mức lao động phù hợp còn phải kèm theo các phân tích đánh giá năng suất đảm bảo tính cạnh tranh và bền vững cho doanh nghiệp.
Tại sao phải đánh giá năng suất? Vì:
– Đánh giá được sự phát triển hay suy thoái của doanh nghiệp: chi phí nhiều, năng suất chung thấp dẫn đến thua lỗ.
– Phát hiện và điều chỉnh các lĩnh vực, vị trí hoặc cả dây chuyền có vấn đề không đúng gây thiệt hại.
– Là cơ sở dữ liệu để nhà máy thiết lập mục tiêu và giám sát việc thực hiện quản lý sản xuất
– So sánh hiệu quả đang thực hiện với các tiêu chuẩn đề ra: chất lượng, tiến độ…
Năng suất lao động bị tác động của rất nhiều yếu tố, được ghi nhận qua bảng sau:

Năng suất và sản lượng có phải là một không?2

Có 4 giai đoạn trong qui trình quản lý năng suất:

Năng suất và sản lượng có phải là một không?3

Để thực hiện đánh giá năng suất lao động hoặc năng suất của bất kỳ công việc hoặc vị trí nào, Công ty Âu Cơ cùng ban định mức và các tổ liên quan tiến hành xem xét qua các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị:
a. Chuẩn bị các số liệu báo cáo
b. Xác định vị trí công việc cần thực hiện

Bước 2: Tính toán.
a. Tính khối lượng đầu vào, đầu ra và các khối lượng kèm giá trị liên quan
b. Hiệu quả hoạt động thực hiện được trong khoảng thời gian đã định trước và chỉ tiêu đạt được.
Bước 3: Phân tích.
a. Phân tích giá trị khối lượng đạt được trong quá trình, so sánh với giá trị đạt được của các thành viên cùng tham gia
b. So sánh giá trị khối lượng đạt được trên với các công việc có tính chất giống nhau và của các nhà máy trong hệ thống.
c. Phân tích các yếu tố tác động vào giá trị khối lượng: Môi trường (nhiệt độ,tiếng ồn, không gian…), thao tác làm việc, các trang thiết bị hỗ trợ…
Bước 4: Cải tiến năng suất – nâng cao chất lượng sản phẩm.
Mục đích là giảm chi phí sản xuất.
Sau khi xem xét tất cả các yếu tố tác động đến năng suất và giá trị năng suất đạt được theo yêu cầu và tính chất của công việc chúng ta cũng cần xem xét đến yếu tố cải tiến năng suất, đảm bảo việc thực hiện năng suất được duy trì hiệu quả kết hợp đạt đúng chất lượng sản phẩm, đồng thời phát hiện và loại trừ các tác động liên quan ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.

Để thực hiện cải tiến năng suất – nâng cao chất lượng sản phẩm cần phải thực hiện theo các bước như sau:
o Đào tạo:
Dựa trên kết quả năng suất đạt được của cá nhân hoặc nhóm công việc thì xem xét cần phải thay đổi và chỉnh thao tác nào đấy, mục đích để thực hiện công việc tốt hơn. Tuy nhiên cần ưu tiên yếu tố con người, bảo đảm đúng chất lượng và đúng công việc được giao.
o Tổ chức các nhóm cải tiến (CI – Continuous Improvement: cải tiến liên tục):
Tập trung vào các vấn đề có yếu tố rủi ro cho chất lượng sản phẩm. Mục tiêu của nhóm này là:
 Phát hiện, đề xuất giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình thực hiện công việc của tổ hoặc của cả nhà máy.
 Cải tiến công việc sản xuất đang thực hiện để nâng cao tính cạnh tranh cho nhà máy về chất lượng và giảm chi phí sản xuất.
o Cải thiện môi trường làm việc: Nâng cao chất lượng phục vụ cho con người trực tiếp sản xuất, về: không gian, điều kiện nhiệt độ, điều kiện làm việc chung.
o Thực hiện và duy trì 5S, Kaizen trong nhà máy.
Vậy, Quản lý năng suất sẽ tạo được ưu thế cho nhà máy, đảm bảo tính cạnh tranh trong xu hướng hội nhập và trên tiêu chí Chất lượng sản phẩm là trên hết.

 

Trả lời