Phân biệt dấu hiệu mang thai và không có triệu chứng mang thai?

dau nguc khong co trieu chung mang thai

Contents

10 dấu hiệu nhận biết mang thai và không có triệu chứng mang thai

1. Đau ngực

đau ngực không có triệu chứng mang thai

Không có triệu chứng mang thai: 

Việc sưng và căng tức ở ngực thường sẽ xảy ra kể từ suốt nửa sau chu kỳ kinh nguyệt đến khi chu kỳ mới bắt đầu. Đối với những phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú thì triệu chứng đau ngực càng trở nên nặng hơn.
Thông thường, cơn đau ngực do sinh lý bình thường ở người phụ nữ thường chuyển biến dần từ nhẹ đến nặng, thời điểm nặng nhất là trước kỳ kinh nguyệt, rồi giảm đi sau 1-2 ngay có kinh nhờ lượng progesterone giảm xuống. Khi sờ vào bạn có thể nhận thấy các mô ở tuyến vú trở nên cứng và dày đặc, nhất là ở các vùng bên ngoài. Bên cạnh cảm giác đau ngực, bạn còn nhận thấy cảm giác căng tức âm ỉ.

Dấu hiệu mang thai: 

Mang thai và triệu chứng ban đầu của mang thai dễ nhận biết nhất đó là sự thay đổi ở ngực. Nếu mang thai, bạn có thể nhận thấy rằng ngực mình hơi sưng, nhạy cảm, căng tức hơn, nhất là mỗi khi chạm vào. Thường triệu chứng đau ngực khi mang thai còn kèm theo hiện tượng ngực nặng hơn và đầy hơn. Triệu chứng này thường xuất hiện trong 1-2 tuần sau khi thụ thai và có thể kéo dài vài tuần.

2. Buồn nôn

Không có triệu chứng mang thai: 

Nếu chu kỳ kinh nguyệt đến muộn hơn bình thường, bạn sẽ không thấy xuất hiện triệu chứng buồn nôn hoặc nôn.

Dấu hiệu mang thai: 

Buồn nôn là một tình trạng của ốm nghén, chính là dấu hiệu đặc trưng, rõ ràng và sớm nhất báo hiệu bạn đã mang thai. Các cơn buồn nôn bắt đầu sớm nhất là kể từ sau 3 tuần mang thai. Tùy vào từng người mà buồn nôn có thể kèm theo với tình trạng nôn ói hoặc không. Ốm nghén có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào, không phân biệt ngày hoặc đêm. Tuy nhiên, cũng có một số phụ nữ thường ít hoặc không xuất hiện triệu chứng ốm nghén trong thai kỳ.

3. Tăng dịch nhầy cổ tử cung

Không có triệu chứng mang thai: 

Khi rụng trứng, chất dịch nhầy ở cổ tử cung bắt đầu tiết ra nhiều hơn. Nếu bạn tăng tiết dịch nhầy xảy ra trước kỳ kinh nguyệt, chúng thường rất ít và âm đạo vô cùng khô ráo.

 

Dấu hiệu mang thai: 

Tình trạng tăng dịch nhầy ở cổ tử cung một cách bất thường được xem là dấu hiệu của mang thai mà bạn không nên bỏ qua. Mang thai và triệu chứng này có thể xuất hiện trước khi bạn thử que cho ra kết quả dương tính. Bởi khi bạn mang thai, do lượng hormone estrogen cao, khiến cổ tử cung mẹ bầu tiết dịch nhầy nhiều hơn bình thường. Dịch nhầy lúc này sẽ có màu trắng đục, gần với trắng sữa, chúng tăng đột biến sau khi trứng đã được thụ thai.

4. Táo bón và đầy hơi

táo bón và đầy hơi chưa phải là dấu hiệu mang thai

Không có triệu chứng mang thai: 

Trước kỳ kinh nguyệt rất ít khi bạn gặp phải triệu chứng táo bón, thậm chí có một vài trường hợp còn bị tiêu chảy nữa.

Dấu hiệu mang thai: 

Nếu xuất hiện triệu chứng táo bón trước chu kỳ kinh, kèm theo chứng khó tiêu, ợ hơi,… thì rất có khả năng là mẹ đang mai thai rồi đấy. Sự xuất hiện của hormone progesterone khi mang thai với hàm lượng lớn có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài,… trong những tuần đầu và kéo dài xuyên suốt đến hết thai kỳ.

5. Chảy máu

Không có triệu chứng mang thai:

Bình thường bạn sẽ không bị chảy máu, chỉ khi đến kỳ kinh nguyệt thật sự, nhưng lượng máu lúc này sẽ rất nhiều và có thể kéo dài trong 3 đến 5 ngày tùy vào cơ địa từng người.

Dấu hiệu mang thai: 

Bạn biết đấy, một trong các triệu chứng có thai đầu tiên mà bạn dễ dàng nhận thấy là có một chút máu chảy ra từ âm đạo, chúng thường là những vệt nhỏ màu hồng hoặc nâu. Do đó, bạn không phải dùng đến băng vệ sinh, chúng xảy ra trong khoảng 10-14 ngày sau khi thụ thai rồi kéo dài trong một thời gian ngắn.

6. Nhạy cảm với mùi vị

nhạy cảm với mùi không phải dấu hiệu mang thai

Không có triệu chứng mang thai: 

Sắp đến kỳ kinh nguyệt, dĩ nhiên bạn sẽ cảm thấy những mùi vị thật khó chịu và không muốn ngửi một loại thức ăn nào cả. Nhưng bạn vẫn có thể ăn uống bình thường, chỉ là ăn ít hơn một chút vì khó chịu và mệt mỏi trong cơ thể mà thôi.

Dấu hiệu mang thai: 

Mang thai và triệu chứng bạn cần đặc biệt lưu ý là sự nhạy cảm một cách đột biến với mùi, bởi lượng hormone thai kỳ tăng cao làm thay đổi các dây thần kinh khứu giác của mẹ. Đây là loại hormone biến bạn trở thành một con người khác hẳn. Chẳng hạn bạn là người không kén ăn bất cứ món gì thì giờ đây lại ghét cay ghét đắng món bún bò, mùi nước mắm, tỏi, thậm chí là cả những món khoái khẩu mà bạn thích ăn ngày trước.

7. Chuột rút

Không có triệu chứng mang thai: 

Chuột rút trước kỳ kinh nguyệt là một điều bình thường và phổ biến nếu bạn vận động quá sức. Tuy nhiên, bạn rất ít khi nào bị chuột rút do ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt.

Dấu hiệu mang thai: 

Khi phôi đang trên đường tiến vào niêm mạc tử cung để làm tổ, nó có thể gây ra cảm giác mệt mỏi, rụng rời cơ bắp. Đó là lý do chứng chuột rút dễ dàng xuất hiện khi bạn mang thai.

8. Thèm ăn và ngược lại

Không có triệu chứng mang thai: 

Nếu bạn đang trong kỳ kinh nguyệt, chắc hẳn bạn đang nhận thấy những thói quen ăn uống của mình có sự thay đổi. Lúc này bạn có thể thèm ăn đồ ngọt, đường, tinh bột, socola hoặc đồ ăn mặn. Những cơn thèm ăn này sẽ không giống với triệu chứng khi bạn mang thai.

Dấu hiệu mang thai: 

Khi bạn mang thai, bạn có thể thèm ăn một số món nhất định, nhưng ngược lại bạn cũng bị mất hứng thú hoàn toàn với một số đồ ăn, thậm chí còn khó chịu trước những hương vị nhất định, mặc dù đó là những thứ trước đây bạn cực kỳ thích. Thậm chí một số mẹ bầu còn phải tình trạng rối loạn về ăn uống. Triệu chứng này có thể hình thành từ sớm và kéo dài suốt thai kỳ.

9. Buồn ngủ và nhức đầu

Không có triệu chứng mang thai: 

Thông thường, sắp đến ngày kinh, bạn sẽ không cảm thấy xuất hiện các triệu chứng buồn ngủ và nhức đầu.

Dấu hiệu mang thai: 

Nếu bạn không thể mở mắt ra nổi, thì rất có thể là kết quả của những ảnh hưởng bên ngoài dẫn đến một đêm khó ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn đang ngủ ngon và không phải chịu bất cứ tác động này nhưng vẫn cảm thấy buồn ngủ suốt ngày, đó có khả năng cao là bạn đang mang bầu.

Bên cạnh triệu chứng buồn ngủ, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn còn cảm thấy bị nhức đầu và chỉ muốn nằm. Tất cả những điều này đều có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố cơ thể khi mang thai. Do đó, bạn chỉ cần nghỉ ngơi nhiều hơn và không phải quá lo lắng nhé.

10. Đau bụng

Không có triệu chứng mang thai: 

Rất nhiều chị em trong chu kỳ kinh nguyệt thường bị đau bụng, đó là đau bụng kinh, có thể xảy đến trong vòng 24-48 giờ trước chu kỳ kinh và kéo dài trong 1-2 ngày đầu, thậm chí đến cuối kỳ kinh. Theo đó, cơn đau bụng cũng sẽ giảm dần theo chu kỳ kinh nguyệt và hoàn toàn biến mất khi kết thúc chu kỳ.

Dấu hiệu mang thai: 

Trong giai đoạn sớm của thai kỳ, nhiều mẹ bầu nhận thấy cảm giác đau bụng nhẹ. Các cơn đau bụng này rất giống với đau bụng kinh, nhưng bạn có thể quan sát, nếu cảm nhận đau ở phía dưới bụng hay dưới lưng thì có thể là triệu chứng của mang thai. Thêm vào đó, nếu đau bụng do mang thai, bạn sẽ nhận thấy chúng kéo dài trong một thời gian, có thể vài tuần đến vài tháng tùy theo từng người.

Mẹ bầu cần làm gì khi phát hiện những triệu chứng có thai sớm?

Đến gặp bác sĩ

Mang thai và triệu chứng: thường không rõ ràng, nên khi có dấu hiệu nghi ngờ mình đã có tin vui. Bạn cần thực hiện các biện pháp thử thai bằng que tại nhà và đến gặp bác sĩ để siêu âm, làm những xét nghiệm cần thiết để có kết quả chính xác, đồng thời phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra. Khi gặp bác sĩ, mẹ cần phải liệt kê những bệnh di truyền, tình trạng sức khỏe của bản thân và những điều mình đang thắc mắc, để được tư vấn chăm sóc sức khỏe một cách phù hợp nhất nhé.

Ghi lại ngày kinh cuối 
Nếu bạn thử thai tại nhà và thấy que hiện lên 2 vạch, thì hãy nhớ lại xem ngày kinh cuối của mình là khi nào nhé. Điều này sẽ giúp các bác sĩ xác định chính xác tuổi thai cũng như ngày dự sinh cho bạn.

Dừng hút thuốc 
Nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu mang thai, bạn nên ngừng hút thuốc (nếu có) và cố gắng việc tiếp xúc với khói thuốc dù ở bất kỳ đâu, nhằm đảm bảo em bé trong bụng được phát triển khỏe mạnh cho đến khi chào đời.

Giảm lượng caffein trong thực đơn 
Caffeine chứa những thành phần tốt cho cơ thể, nhưng nếu nghi ngờ mình có thai, mẹ hãy bắt đầu điều chỉnh lại lượng cafein, tốt nhất chỉ nên uống từ 200mg caffeine mỗi ngày hoặc ít hơn, tương đương với 2 ly cà phê hòa tan. Do đó, nếu bạn đang nghiện món đồ uống chứa thành phần này, thì hãy lưu ý cắt giảm để đảm bảo sức khỏe của bản thân và em bé nhé.

Bổ sung axit folic và vitamin D
Đây là 2 thành phần đặc biệt cần thiết cho em bé trong những tháng đầu đời, nhất là trong giai đoạn phát triển hệ thống thần kinh. Trong trường hợp nếu không có triệu chứng mang thai, việc bổ sung thêm axit folic và vitamin D cho cơ thể cũng cực kỳ tốt. Thậm chí, bác sĩ còn khuyên mẹ bầu trước khi chuẩn bị mang thai, hãy uống axit folic từ trước đó khoảng 2-3 tháng.

nghĩ ngơi hợp lý ngay ca không có triệu chứng mang thai
Nghỉ ngơi 
Mang thai khiến cơ thể mẹ chịu nhiều thay đổi đột ngột, vì thế mà mẹ thường xuyên cảm thấy bị mệt mỏi, kiệt sức. Đây là giai đoạn quan trọng, đòi hỏi mẹ cần sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi hợp lý nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc như sảy thai, động thai hoặc sinh non.

Tập thể dục 
Một trong những cách để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng cường sức đề kháng và giảm bớt triệu chứng ốm nghén, hỗ trợ việc sinh nở sau này diễn ra thuận lợi hơn,… đó là tập thể dục. Hãy lựa chọn những bài tập đơn giản, nhẹ nhàng, mang đến cảm giác thư giãn cơ thể như đi bộ, thiền, yoga,…

 

Trả lời