Cùng Sự Khác Nhau Phân biệt Ký hiệu các loại Nhựa thông dụng trên thị trường hiện nay.
Contents
I/. BPA – CHẤT ĐỘC HẠI CÓ TRONG NHỰA
Bisphenol A (BPA) là một loại hợp chất hữu cơ dùng để chế biến nhựa và chất dẻo.
BPA thường được tìm thấy trong các hộp đựng đồ uống có thể tái sử dụng, đồ chứa thực phẩm, thực phẩm đóng hộp, đồ chơi trẻ em…
Năm 2017, Cơ quan Hóa chất Châu Âu đã kết luận rằng BPA nên được liệt kê như một chất đáng lo ngại do đặc tính của nó như một chất phá hoại nội tiết.
BPA có thể dẫn đến các bệnh rất nguy hiểm như:
- Ung thư, ung thư vú, ung thư thần kinh…
- Suy chức năng tuyến giáp
- Tác dụng lên hệ thần kinh
- Viêm phế quản
- Hen suyễn và các bệnh nguy hiểm khác…
Đặc biệt các bạn nên tuyệt đối tránh đồ nhựa tiếp xúc với nhiệt độ cao, điều này làm tăng nguy cơ mất an toàn đến sức khỏe rất lớn.
Thay vào đó, bạn hãy sử dụng các loại hộp nhựa đựng cơm không chứa BPA để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bạn có thể tham khảo tại đây.
II/. PHÂN BIỆT KÝ HIỆU CÁC LOẠI NHỰA (7 LOẠI NHỰA THÔNG DỤNG NHẤT)
Dưới đây là bảng tổng hợp dùng để phân biệt ký hiệu các loại nhựa (thường tìm thấy ở mặt dưới của các vật dụng bằng nhựa hoặc dưới đáy các hộp nhựa, chai nhựa):
Các kí hiệu này ẩn chứa thông tin quan trọng vì mỗi loại nhựa lại chứa những chất hóa học có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe của chúng ta theo các cấp độ khác nhau.
Dưới đây là tổng hợp 7 loại nhựa thường được sử dụng và ý nghĩa ký hiệu các loại nhựa này.
1. Số 1 – Nhựa PET hay còn gọi là PETE
Nhựa PET (Polyethylene terephthalate) là một trong những loại nhựa rất thông dụng.
Nhựa PET thường dùng để đựng các thực phẩm dạng lỏng như: các loại chai nước ngọt, chai nước khoáng, nước ngọt, bia, các loại chai nước chấm, các loại chai đựng nước trái cây…
Nhựa PET chỉ nên sử dụng 01 lần duy nhất, không nên tái sử dụng nhiều lần, bạn không nên tái sử dụng nhiều lần vì có khả năng nhựa sẽ thẩm thấu vào thức ăn, thức uống của bạn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Dễ bị tác động của nhiệt độ
Ngoài ra độ bền nhiệt của nhựa PET rất thấp, dễ bị biến dạng, cong queo và tuyệt đối không dùng để đựng các loại nước / thực phẩm nóng. Khi đó khả năng thẩm thấu các hợp chất độc hại trong nhựa vào nước uống là khá cao, có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các chai nước suối khi để trong xe hơi khi gặp nhiệt độ nóng cũng có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có nguy cơ gây ung thư.
Nhựa PET rất khó để làm sạch, khả năng tái chế cũng khá thấp (chỉ khoảng 20%), dễ bị biến dạng, móp méo… Vì vậy tốt nhất là dùng xong bạn bỏ đi, không nên tái sử dụng để đựng nước lại nhiều lần.
Nhựa PET có độc và an toàn không?
Ở điều kiện nhiệt độ bình thường hoặc sử dụng chai nhựa đựng nước bỏ tủ lạnh thì nhựa PET được xem như không độc. Tuy nhiên nếu ở nhiệt độ cao thì nhựa PET (nhựa pete) sẽ không an toàn (bỏ trong xe oto, để gần bếp gas, ngoài nắng…). Lưu ý là không nên dùng nhiều lần.
2. Số 2 – Nhựa HDP hay HDPE
HDP (High Density Polyethylene) là loại nhựa tốt nhất trong tất cả các loại nhựa. Đây là loại nhựa mà các chuyên gia thường khuyên nên chọn khi đựng thực phẩm.
Nhựa HDPE coi là an toàn nhất trong tất cả vì những lý do sau:
- Độ bền cao, chịu va đập tốt, ít bị biến dạng, trầy xước.
- Độ bền nhiệt cao (chịu được nhiệt độ 120oC trong thời gian ngắn hoặc 110oC trong thời gian dài hơn).
- Có độ trơ về mặt hóa học (không bị tác dụng của môi trường tác động, không tiết ra độc tính)
Nhựa số 2 (HDPE) được xem là loại nhựa tốt nhất, an toàn nhất – Phân biệt ký hiệu các loại nhựa
Vì vậy HDPE được ứng dụng để chế tạo các vật dụng như: chai nhựa hdpe, bình đựng sữa, các loại bình nhựa cứng, bình đựng chất tẩy rửa (không bị tác dụng trong môi trường axit), dầu ăn, đồ chơi và một số túi nhựa.
3. Số 3 – Nhựa PVC
PVC là loại nhựa mềm và dẻo nhưng chứa nhiều hóa chất độc hại.
PVC được ứng dụng để sản xuất:
- Các loại màng bọc bao bì, màng bọc thực phẩm, màng nhựa kiếng trong suốt
- Các loại chai như chai đựng dầu ăn, đựng nước, các dung dịch thực phẩm dạng lỏng
- Các loại đồ chơi và rất nhiều sản phẩm khác.
Các chất phụ gia độc hại như phtalates và bisphenol A thường được sử dụng trong sản xuất nhựa PVC. Trong đó đáng chú ý nhất là Bisphenol A (BPA) chính là chất phá hủy nội tiết tố, có khả năng dẫn đến ung thư và nhiều loại bệnh lý nguy hiểm khác.
PVC là loại nhựa nguy hiểm:
Nhựa PVC có khả năng thẩm thấu và hòa tan vào thức ăn dưới tác dụng của nhiệt độ, rất nguy hiểm. Dưới đây mình tổng hợp các điểm quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý với nhựa PVC:
- Khi mua đồ chơi cho bé tuyệt đối không mua đồ chơi bằng nhựa PVC, tránh để bé ngậm các loại đồ chơi nhựa.
- Hạn chế dùng màng bọc thực phẩm, đặc biệt tuyêt đối không bọc thực phẩm còn nóng. Tuyệt đối không dùng màng bọc thực phẩm rồi cho vào lò vi sóng để hâm nóng => thói quen vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe.
- Không dùng nhựa PVC để đựng thực phẩm, hâm nóng thực phẩm hoặc đựng các loại thực phẩm nóng.
4. Số 4 – LDPE
- Tương tự nhựa số 2, nhựa LDPE – Low Density Polyethylene là loại nhựa có tính trơ về mặt hóa học, nhưng kém bền vật lý hơn HDPE một chút, có thể chịu được 95oC trong thời gian ngắn.
- Do tính trơ hóa học, nhựa LDPE thường được ứng dụng chế tạo các chai lọ đựng hóa chất, găng tay nylon, túi nylon, túi đựng hàng và vỏ bánh.
- Nhựa LDPE không được dùng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao.
- Ngoài ra nhựa LDPE dễ gãy, vỡ, trầy xước, khả năng chịu va đập vật lý kém hơn nhựa số 2.
5. Số 5 – PP
Nhựa PP (polypropylene) là loại nhựa có tính bền nhiệt cao nhất, chịu được từ 130oC – 170oC nên được ứng dụng rộng rãi trong chế tạo các hộp đựng thực phẩm, đặc biệt các loại hộp thực phẩm có thể dùng trong lò vi sóng. Nhựa PP thường hơi trong suốt
Tuy nhiên theo khuyến cáo, các bạn cũng chỉ nên sử dụng trong lò vi sóng từ 2-3 phút, không nên dùng quá lâu.
PP là loại nhựa được các chuyên gia khuyên sử dụng, vì đặc điểm trơ hóa học, độ bền cơ học và độ bền nhiệt cao và rất an toàn sức khỏe.
6. Số 6 – PS
Nhựa PS (Polystyrene) là loại nhựa rẻ và nhẹ. Có thể tìm thấy trên vỏ một số hộp đựng đồ ăn nhanh, cốc uống nước, hộp đựng trứng và dao đĩa thìa picnic.
Dù chúng có khả năng chịu nhiệt và lạnh đáng kể, nhưng ở nhiệt độ cao chúng có thể giải phóng chất độc hại. Ngoài ra, cũng không được dùng đựng đồ có chất acid mạnh, chất kiềm mạnh. Chính vì thế, loại nhựa này không được phép dùng để đựng đồ ăn thức uống lâu dài.
Nhựa số 6 hay dùng cho hộp nhựa xốp hoặc dĩa thìa dùng một lần.
7. Số 7 – Nhựa PC hoặc không có kí hiệu (other)
Nhựa số 7 bao gồm nhựa PC (Polycarbonate ) và các loại nhựa khác (other). Nhựa PC là loại nhựa cực kỳ độc hại, rẻ tiền.
Nhựa số 7 thường dùng để sản xuất: bình đựng nước, các thùng nhựa đựng hóa chất.. Hoặc các hộp đựng thức ăn như sữa chua, hộp mì, hộp nhựa đựng bơ…
Đáng chú ý nhất trong nhóm này một số loại có chứa Bisphenol A (BPA) là loại chất độc hại dùng để sản xuất nhựa.
Bisphenol A là một chất phá hoại nội tiết trên cơ thể người, có thể dẫn đến bệnh ung thư và rất nhiều bệnh khác.
=> Nhựa số 7 đại diện cho ký hiệu các loại nhựa không an toàn sức khỏe, độc hại. Đặc biệt khi đựng đồ nóng có khả năng thôi nhiễm vào thức ăn rất nguy hiểm.
Bảng phân biệt các loại nhựa qua ký hiệu dưới đáy hộp (của Hội đồng hóa học Hoa Kỳ):
III/. TỔNG KẾT CÁC LOẠI NHỰA NÊN DÙNG VÀ NÊN TRÁNH
Qua phần phân biệt ký hiệu các loại nhựa ở trên, hẳn các bạn đã phân biệt rõ ràng đặc điểm của từng loại nhựa rồi đúng không.
Vậy tóm lại nhựa số mấy là an toàn cho sức khỏe?
Dưới đây mình tổng hợp các loại nhựa an toàn nên dùng và nên tránh để bạn dễ nhớ:
Lưu ý: nếu bạn tìm dưới đáy hộp mà không thấy, điều này nhiều khả năng đây là loại nhựa số 7 (Nhựa PC) rất độc hại. Đây là loại nhựa độc nhất trong các loại nhựa độc hại => Tuyệt đối tránh!