Phân biệt giữa vải dệt kim và dệt thoi

phan bi t gi a v i d t kim va d t thoi vai det kim va vai det thoi

Dệt kim và dệt thoi là hai hình thức chính trong dệt vải hoặc dệt các sản phẩm may mặc khác. Để hiểu rõ về hai hình thức, phân biệt và so sánh ưu nhược điểm của hai công nghệ dệt này, chúng tôi xin được chia sẻ đôi nét cơ bản nhất về dệt kim và dệt thoi dưới đây.

Vải dệt kim (Knitted Fabric)

Dùng kim dệt để kết sợi hoặc tơ dài thành cuộn sợi. Sau đó đặt các cuộn sợi vào các bộ suốt dệt xen kẽ mà tạo thành. Vải dệt kim có độ đàn hồi khá tốt, bạn biết vì sao không? Bởi kết cấu cuộn sợi dệt kim khá đặc biệt và đơn vị chiều dài của sợi dự trữ nhiều. Vải dệt kim có 2 loại: dệt một mặt và dệt hai mặt.
Khi dệt, sợi được uốn cong thành những vòng sợi. Các vòng sợi này liên kết với nhau theo hướng dọc và hướng ngang. Liên kết theo một quy luật nhất định tạo thành vải dệt kim.

Đặc trưng cấu tạo vải dệt kim
Vải dệt kim có cấu trúc vòng sợi. Các vòng sợi sắp sếp định hướng trong vải thành hàng ngang (hàng vòng) và cột dọc (cột vòng). Trên mỗi cột vòng, các vòng sợi có thể nằm thẳng đứng hoặc xiên tạo thành một đường zigzag đối xứng. Trên mỗi hàng vòng, các vòng sợi có thể nằm thẳng đứng hoặc xiên sang trái hoặc phải.

Tính chất của vải dệt kim
– Bề mặt thoáng, mềm, xốp.
– Tính co dãn, đàn hồi lớn. Khi chịu lực tác dụng, độ dãn của vải lớn hơn nhiều so với đồ thị kéo dãn của sợi gia công.
– Giữ nhiệt tốt mà vẫn không cản trở quá trình trao đổi chất giữa cơ thể người và môi trường xung quanh.
– Tính thẩm thấu tốt.
– Ít nhầu, dễ bảo quản và giặt sạch.
– Tính vệ sinh trong may mặc tốt.
– Tạo cảm giác mặc dễ chịu.
– Nhược điểm: quăn mép và dễ tuột vòng.

Tính sử dụng: Vải dệt kim thường được sử dụng trong may mặc làm quần áo thể thao, quần áo sơ sinh, áo mayo, áo phông (t-shirt, polo)… nhờ khả năng giữ nhiệt và thấm hút mồ hôi tốt.

phan biet det kim det thoi

Vải dệt thoi (Woven Fabric)

Vải dệt thoi cũng thường được gọi là dệt máy. Vải dệt thoi được dệt từ sợi ngang và sợi dọc theo đường vuông góc với nhau mà thành. Từ cách dệt cơ bản này có thể hình thành ba loại vải: vải dệt trơn (plain), vải tréo go (twill) và vải satin (satin weaven). Những loại vải dệt thoi khác nhau cũng được dệt từ ba loại cơ bản này và từ cách dệt biến thể của ba loại này mà thành.

Là loại vải do hai hệ thống sợi đan thẳng góc với nhau tạo nên, hệ thống sợi nằm dọc theo chiều dài tấm vải gọi là sợi dọc, hệ thống sợi nằm theo chiều ngang tấm vải gọi là sợi ngang. Trong vải, sợi dọc và sợi ngang liên kết theo một quy luật nhất định gọi là kiểu dệt.

Tính chất của vải dệt thoi

– Vải có cấu trúc tương đối bền tốt.

– Bề mặt vải khít.

– Độ dãn dọc và dãn ngang ít.

– Dễ bị nhầu, đặc biệt với một số loại vải như cotton, lanh…

– Vải không bị quăn mép, không bị tuột vòng.

– Đa dạng và phong phú về kiểu dệt, chất liệu.

Tính sử dụng: Vải dệt thoi được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực may mặc, sinh hoạt, y tế, kỹ thuật…

phan biet det kim va det thoi

 

Để lại một bình luận