Sự khác nhau giữa Đài loan và Trung Quốc

dai loan va trung quoc

Đài Loan và Trung Quốc có gì khác nhau? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra khi tìm hiểu sâu hơn về 2 vùng lãnh thổ này. Sự thật là điểm khác nhau ở Đài Loan và Trung Quốc là rất nhiều. Bài viết dưới đây chỉ nhắc đến những khác nhau cơ bản liên quan đến các thông tin du lịch ở Đài Loan và Trung Quốc.

Về mặt quốc tế, Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc.

su khac nhau giua dai loan va trung quoc
Hình: @amazingtaiwan

Contents

Sự khác nhau giữa Đài Loan và Trung Quốc

Đài Loan và Trung Quốc là hai nền văn hóa có cùng một khởi nguồn nhưng hiện tại 2 điểm đến này lại có những điểm rất khác nhau. Hãy cùng điểm qua một số nét khác biệt của Đài Loan và Trung Quốc dưới đây:

Lịch sử

Trong lịch sử, lãnh thổ hiện nay được coi là Trung Quốc đã trải qua nhiều thay đổi và triều đại. Một trong những triều đại này là triều nhà Thanh, đã từng chiếm đóng nơi được gọi là Đài Loan hiện nay. (Triều Thanh là triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, triều đại này là của tộc người Mãn Châu, không phải của dân tộc Hán).

Trung Quốc

Năm 221 trước Công nguyên, dưới thời cai trị của Tần Thủy Hoàng, được coi là năm Trung Quốc bắt đầu thống nhất trở thành một đế chế rộng lớn. Trải qua hơn 3.000 năm lịch sử, văn minh Trung Hoa phát triển rực rỡ, với những thành tựu đáng nể. Từ khi nền phong kiến Trung Hoa tan rã và có nhiều sự thay đổi đầy chấn động ở thời kỳ cận – hiện đại, hiện tại Trung Quốc mang một bộ mặt khác, vẫn là đất nước đông dân nhất thế giới và thực sự có nhiều sự phát triển vượt bậc trong vài năm trở lại đây.

Đài Loan:

Đài Loan xưa kia là một hòn đảo với thổ dân sinh sống. Những người Hán từ Trung Quốc đã bắt đầu xuất hiện buôn bán với nơi đây từ những năm 1200 nhưng gặp nhiều khó khăn do sự chống đối của các bộ tộc bản địa, cũng như nơi đây không có nhiều sản vật địa phương để trao đổi.

Vào thế kỷ 16, một con tàu của người Bồ Đào Nha đã phát hiện ra Đài Loan và  gọi nó là Ilha Formosa, nghĩa là “hòn đảo xinh đẹp”. Sau đó người Hà Lan đã đặt chân lên đây lập cơ sở giao thương. Một số người Trung Quốc đã được người Hà Lan mang tới đây để phục vụ công việc, họ ở lại và trở thành một phần cư dân nhỏ trên đảo.  Từ đây Đài Loan từng trải qua các thời kỳ đô hộ của Phương Tây, triều đại nhà Thanh và Nhật Bản.

Trải qua thế chiến II, Đài Loan lại quay về với sự kiểm soát của Trung Quốc. Trong cuộc nội chiến Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng thất bại, đem quân rút lên đảo Đài Loan, lập thiết quân luật, xây dựng đảo Đài Loan như một nhà nước riêng. Với nhiều thăng trầm, Đài Loan từng bị mất vị thế trên trường quốc tế và không được sự công nhận như một quốc gia độc lập.Nền kinh tế Đài Loan cất cánh vào giữa những năm 1960 và tăng trưởng nhanh chóng trong những thập kỷ sau, khiến Đài Loan trở thành một “phép màu kinh tế”.

Đài Loan còn có một số tên gọi sau:

+ Trung Hoa Dân Quốc (Republic of China – ROC) được thành lập năm 1912 sau cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) do Tôn Trung Sơn lãnh đạo thành công.

+ Đài Bắc Trung Quốc (Chinese Taipei): đây là tên gọi được chỉ định trong Nghị quyết Nagoya, theo đó Cộng hòa Trung Quốc (ROC) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) công nhận lẫn nhau khi nói đến các hoạt động của Ủy ban Olympic Quốc tế. Cộng hòa Trung Quốc (ROC) tham gia dưới tên Đài Bắc Trung Quốc trong các tổ chức quốc tế và các sự kiện khác nhau.

Thuật ngữ  “Đài Bắc Trung Quốc” là không rõ ràng về tình trạng chính trị hoặc chủ quyền; có thể được hiểu là một khu vực cấp dưới của Trung Quốc.

su khac nhau giua dai loan va trung quoc 2
Hình: @amazingtaiwan

Wifi, internet

Ở Đài Loan được sử dụng wifi, internet với tốc độ ổn định. Bạn có thể truy cập Facebook, Gmail, Zalo, Youtube, Skype, Twitter… như ở các nước khác, mặc dù các điểm phát wifi miễn phí ở nơi công cộng như ga tàu điện ngầm thì hơi yếu.

Ở Trung Quốc, các mạng xã hội như Facebook, Skype, Youtube, Gmail, Twitter, Google Maps, Google Drive, Instagram, Netflix, Dropbox, Flickr, The New York Times, The Wall Street Journal… đều không dùng được do bị kiểm soát bởi hệ thống tường lửa. Bạn chỉ có thể xài các mạng như Weibo, Baidu… Muốn vào được các mạng xã hội như nêu phía trên thì bạn phải tải VPN, dùng sim 4G Trung Quốc (mua, nhận tại Việt Nam).

Chính sách visa cho người Việt

Xin visa đi Trung Quốc hoặc Đài Loan cho người Việt xưa nay đều khá khó. Tất cả đều phải chứng minh tài chính, chứng minh công việc, chứng minh chuyến đi, chứng minh nhân thân… đầy đủ. Tuy nhiên nếu để ý thì bạn sẽ thấy, họ cũng có một số chính sách tạo điều kiện để người Việt được xin visa dễ dàng.

Trung Quốc:

Thủ tục xin visa Trung Quốc cần các yếu tố cơ bản là chứng minh tài chính, chứng minh công việc, lịch trình, vé máy bay và booking khách sạn, hộ chiếu còn hạn sử dụng 6 tháng (còn chỗ trống 1 trang để dán visa) cùng các giấy tờ chứng minh nhân thân. Một số điều kiện khác:

  • Phí xin visa Trung Quốc hiện tại là 60 USD.
  • Thời gian giữa hai lần xin visa tối thiểu là 3 tháng.
  • Thời gian lưu trú tối đa 15 ngày.

Một số trường hợp đặc biệt được miễn visa khi nhập cảnh, ví dụ:

    • Người có thẻ đi lại của doanh nhân APEC được miễn visa nhập cảnh nhiều lần trong vòng 3 năm. Thời gian lưu trú mỗi lần không quá 2 tháng.
    • Công dân 2 nước ở địa bàn tỉnh biên giới tiếp giáp đường biên giữa 2 nước thì không cần xin visa, chỉ cần giấy thông hành (đi về trong ngày).
  • Nếu có thẻ cư trú vĩnh viễn dành cho người nước ngoài (còn hiệu lực) do nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cấp cũng được miễn visa.

Ngoài các trường hợp trên, du khách có thể xin visa dễ hơn bằng việc xin visa đoàn (đi du lịch theo tour, đoàn) hoặc xin visa qua công ty dịch vụ.

Nếu du khách qua Trung Quốc bằng cửa khẩu Hà Khẩu và chỉ đi về trong ngày thì chỉ cần xin giấy thông hành là được.

Đài Loan:

Hiện tại chính sách xin visa ở Đài Loan có phần nới lỏng và dễ dàng hơn trước kia rất nhiều. Du khách Việt muốn xin visa đi du lịch Đài Loan thì có thể xin theo 3 cách: xin trực tiếp – nộp hồ sơ như cách truyền thống, xin visa điện tử và xin visa đoàn. Cụ thể:

    • Xin visa Đài Loan theo cách truyền thống: Thủ tục xin visa Đài Loan về cơ bản cũng tương tự nhưng cần có đơn xin nghỉ phép và có dấu của chủ quản công ty. Phí xin visa là 50 USD. Thời gian lưu trú tối đa 30 ngày
    • Xin visa đoàn: Trong trường hợp bạn đi tour của các công ty du lịch được chỉ định hoặc đi tour đoàn (công ty) sẽ được miễn chứng minh tài chính và chứng minh việc làm.
  • Xin visa điện tử: áp dụng được đối với các công dân Việt Nam có thẻ cư trú vĩnh viễn, thẻ cư trú hoặc visa còn hiệu lực đã hết hạn trong vòng 10 năm trở lại đây của Mỹ, Canada, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Anh, các nước Schengen, Hàn Quốc và Đài Loan (không tính trường hợp đi lao động phổ thông),  không mất phí xin visa. Thủ tục cực kỳ đơn giản.

Ngoài các cách trên, du khách có thể xin visa qua công ty dịch vụ.

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính thức của Đài Loan và Trung Quốc có sự tương đồng. Do đó người dân 2 bên có thể hiểu được nhau. Tuy vậy nó vẫn có sự khác biệt nhất định về cách phát âm, một số cách dùng chữ, từ ngữ và cách viết. Nhiều người Đài Loan dùng tiếng Phúc Kiến. Trong khi Trung Quốc dùng tiếng Quan Thoại.

Đài Loan sử dụng chữ viết Phồn thể – chữ viết truyền thống từ xưa của người Trung Quốc, trong khi Trung Quốc Đại Lục lại chọn chữ Giản Thể, đơn giản hơn. Chữ Phồn thể là một loại chữ rất đẹp – thường được coi là tinh hoa của văn minh Trung Hoa – đối tượng để thể hiện nghệ thuật trong thư pháp.

Điều này cho thấy nếu bạn biết tiếng Hoa thì sang 2 nước này bạn sẽ nhận thấy có đôi nét khác biệt về phát âm, chữ viết, cách dùng chữ.

Tiếng Anh

Trong khi người Trung Quốc hầu như không nói Tiếng Anh, thì ở Đài Loan tiếng Anh được dùng như một ngôn ngữ thứ 2, đi kèm với tiếng Hoa. Các bảng hiệu, trường học, ga tàu điện, xe bus… đều có tiếng tiếng Anh song song với tiếng Hoa. Nhiều bạn trẻ cũng dùng tiếng Anh khá tốt. Do đó bạn sẽ dễ dàng hỏi thăm đường sá, đi lại nếu cần thiết.

Tiền tệ

Trung Quốc và Đài Loan có hệ thống tiền tệ khác nhau và tỷ giá với VND cũng khác nhau.

  • Trung Quốc dùng đồng nhân dân tệ.(CNY) Tỷ giá: 1 Nhân dân tệ (CNY) = 3.420 VND
  • Đài Loan dùng Tân Đài tệ (TWD) tỷ giá: 1 (TWD) = 760 VND

Văn hóa

Có một sự tương đồng về văn hóa giữa Đài Loan và Trung Quốc xuất phát ở chỗ nguồn gốc ngôn ngữ sử dụng của 2 bên. Tuy nhiên, sự khác biệt văn hóa lại đến từ việc mỗi bên đã có những ảnh hưởng lịch sử khác nhau.

Đài Loan vừa ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc truyền thống cũng như có ảnh hưởng văn hóa Nhật Bản. Do đó bạn sẽ thấy Đài Loan còn mang nhiều nét rất Trung Hoa, chứng tỏ qua các chùa chiền, lễ hội. Nhưng mặt khác, ở những khu vực nhất định và lĩnh vực nhất định thì Đài Loan mang ảnh hưởng văn hóa Nhật rất nhiều.

pho co thap phan shifen dai bac 2
Hình: Nguyễn Tùng Bách

Tại Đài Loan, bạn có thể ăn món sushi chính hiệu ngon tuyệt không kém gì đang ở xứ sở mặt trời mọc tìm mua các đồ lưu niệm anime, manga hay vào những nhà hàng, cửa hiệu như ở bên Nhật Bản.

Ô nhiễm môi trường

Hiện tại việc ô nhiễm môi trường Trung Quốc đang nằm ở mức đáng báo động. Trong khi Đài Loan lại ngược lại. Đài Loan là quốc gia nằm trong top sạch nhất Châu Á cùng với Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc. Không khí ở đây rất trong lành, mát mẻ. Đài Loan nổi tiếng nhờ tái chế rác và bảo vệ môi trường. Năm 2016, Đài Loan được công nhận là nơi đáng sống nhất dành cho người nước ngoài theo khảo sát của InterNations Expat Insider.

Để lại một bình luận