Sự khác nhau giữa kỹ xảo và thói quen

thoi quen

A. Mục lục

I. Hành động tự động hóa là gì?

II. Phân loại

III. Đặc điểm hành động tự động hóa

IV. Kĩ xảo

V. Thói quen

VI. So sánh kĩ xảo và thói quen

VII. Kết luận

B. Nội dung trình bày

I. Hành động tự động hóa là gì?

Hành động tự động hóa là hành động vốn lúc đầu là hành động có ý thức, nhưng do sự lặp đi lặp lại nhiều lần, hoặc do luyện tập mà trở thành tự động hóa, không cần sự kiểm soát trực tiếp của ý thức mà vẫn thực hiện có hiệu quả.

Ví dụ: Việc đan len, lúc đầu có ý thức là cần phải đan những mũi len đều và đẹp, sau một quá trình luyện tập đan lâu dài, khi đan sẽ thấy rõ sự thuần thục, linh hoạt. Người đan có thể vừa đan vừa xem tivi.

II. Phân loại

Có hai kiểu hành động tự động hóa:

+ Kĩ xảo là hành động tự động hóa đã được luyện tập. Kĩ xảo thể hiện sự thành thạo trong công việc.

 

Ví dụ: Việc đánh máy vi tính, mọi người lúc đầu mới làm quen với máy chỉ đánh được vài ngón, nhưng khi dần quen và trải qua thời gian luyện tập đã đánh được mười ngón rất nhanh và thuần thục, đạt năng suất cao trong công việc.

 

+ Thói quen là hành động từ động hóa ổn định, trở thành nhu cầu của con người.

 

Ví dụ: Thói quen dậy sớm, thói quen đánh răng vào buổi tối, thói quen hút thuốc lá…

 

III. Đặc điểm hành động tự động hóa

 

Không có sự kiểm soát thường xuyên của ý thức, không cần có sự kiểm tra bằng thị giác

 

Động tác mang tính chất khái quát, nhuần nhuyễn không có động tác thừa, kết quả cao, ít tốn kém năng lượng thần kinh và bắp thịt.

 

Ví dụ: Việc đánh máy vi tính, lúc đầu do chưa quen nên người đánh chỉ có thể đánh vài ngón tay, nhưng luyện tập lâu dài, họ sẽ đánh được mười ngón nhanh và chính xác, không cần nhìn vào bàn phím.

 

 

IV. Kĩ xảo

 

1. Khái niệm kĩ xảo

 

– Định nghĩa: Kĩ xảo là hành động đã được củng cố và tự động hóa nhờ luyện tập.

 

Ví dụ: Trượt băng nghệ thuật, người ngệ sĩ phải trải qua quá trình luyện tập lâu dài mới có thể trượt vững chắc trên băng và tạo những di chuyển đẹp.

 

2. Đặc điểm của kĩ xảo

 

– Kĩ xảo không bao giờ thực hiện đơn độc, tách rời khỏi hành động có ý thức. Trong hành động có ý thức, kĩ xảo quan hệ nhiều đến biện pháp hoàn thành hành động mà không quan hệ đến mục đích và cách thức hành động.

 

– Mức độ tham gia của ý thức rất ít, thậm chí có khi cảm thấy không có sự tham gia. Nhưng không tuyệt đối, mà ý thức luôn luôn thường trực và can thiệp kịp thời khi có vấn đề xuất hiện.

 

– Không nhất thiết phải theo dõi bằng mắt, mà kiểm tra bằng cảm giác vận động.

 

– Động tác thừa bị loại trừ. Những động tác cần thiết ngày càng nhanh, chính xác và tiết kiệm.

 

– Kĩ xảo có thể di chuyển dễ dàng tùy theo mục đích và tính chất chung của hành động.

 

3. Quy luật hình thành kĩ xảo

 

a). Quy luật về sự tiến bộ không đều của kĩ xảo

 

Trong quá trình luyện tập kĩ xảo có sự tiến bộ không đều:

 

+ Có loại kĩ xảo khi mới luyện tập thì tiến bộ nhanh, sau đó chậm dần

 

Ví dụ: Việc đánh máy vi tính khi mới luyện tập với vài ngón tay theo từng ngày thì cường độ sẽ nhanh dần, tuy nhiên so với tiến độ của công việc cần phải nhanh và chính xác hơn nữa vì vậy chỉ với vài ngón tay sẽ làm cho kĩ xảo chậm dần đi so với những người đánh bằng mười ngón.

 

+ Có loại kĩ xảo khi mới luyện tập thì tiến bộ chậm, nhưng đến một giai đoạn thì tiến bộ nhanh.

 

Ví dụ: Việc đánh máy vi tính, chúng ta luyện tập đánh máy bằng mười ngón thay cho một hai ngón thì sẽ tiến bộ nhanh hơn.

 

+ Có trường hợp khi bắt đầu luyện tập thì sự tiến bộ tạm thời lùi lại sau đó tăng dần.

 

Ví dụ: Những người khuyết tật, khi mới luyện tập viết chữ bằng chân, lúc đầu họ cảm thấy cần phải nỗ lực viết để có thể theo kiệp những người xung quanh, nhưng quá trình luyện tập lâu dài họ cảm thấy nản dần, vì vậy tiến bộ tạm thời lùi lại, và nhờ vào sự ủng hộ, cổ vũ của mọi người người xung quanh, họ dần quên đi mặc cảm, và phấn đấu, nỗ lực hết mình để đạt đến sự tiến bộ nhanh.

 

b). Quy luật về sự tác động qua lại giữa kĩ xảo cũ và kĩ xảo mới

 

Kĩ xảo cũ ảnh hưởng tốt cho việc hình thành kĩ xảo mới, đó là sự di chuyển hay còn gọi là “cộng” kĩ xảo.

 

Ví dụ: Việc đánh máy vi tính sẽ tạo sự linh hoạt của những ngón tay tốt cho việc luyện đàn piano.

 

Kĩ xảo cũ có ảnh hưởng xấu, trở ngại cho việc hình thành kĩ xão mới, đó là hiện tượng “giao thoa” kĩ xảo.

 

Ví dụ: Luyện tập đánh bóng chuyền khi đạt đến trình độ cao, nếu chơi môn thể thao khác như bóng đá hay bóng rổ sẽ ảnh hưởng xấu rất nhiều vì kỹ thuật các môn là khác nhau.

 

c). Quy luật về đỉnh của phương pháp luyện tập

 

Mỗi phương pháp luyện tập kĩ xảo chỉ đem lại kết quả cao nhất đối với nó, gọi là “đỉnh” của phương pháp đó. Muốn đạt kết quả cao hơn phải thay đổi quá trình luyện tập.

 

Ví dụ: Luyện giọng hát bè sẽ chỉ cho ta một kết quả nhất định về giọng, muốn có giọng hát cao và luyến nhiều hơn thi cần phải thay ddooit phương pháp luyện tập.

 

d). Quy luật dập tắt kĩ xảo

 

Một kĩ xảo đã được hình thành nếu không luyện tập, củng cố và sử dụng thường xuyên có thể bị suy yếu và cuối cùng bị mất đi (bị dập tắt).

 

Cần củng cố, giữ gìn, ôn tập kiên trì và có hệ thống.

 

Ví dụ: Giao tiếp bằng tiếng anh, nếu trong một thời gian dài không luyện tập và củng cố vốn từ vựng nhiều hơn nữa thì kĩ năng ấy sẽ suy yếu dần đi.

 

V. Thói quen

 

1. Định nghĩa

 

– Từ điển Việt Nam của tác giả Lê Ngọc Trụ định nghĩa “thói quen”“Việc làm thường thành tật, bắt buộc làm hoài”.

 

– Tác giả Nguyễn Như Ý trong Đại Từ Điển Tiếng Việt giải thích “Thói quen”  rõ ràng hơn như sau: “Lối, cách sống hay hành động do lặp lại lâu ngày trở thành nếp, rất khó thay đổi”.

 

“Bắt buộc làm hoài”  hoặc “thành nếp khó thay đổi”  nói lên tính cách lâu dài và không tự chủ khi các thói quen đã thành hình.

 

– Nhà Tâm lý học John F. Tristany: “Thói quen là một loạt những hành vi thâm căn cố đế do học hỏi mà có và được liên tục củng cố bởi các yếu tố môi trường, cảm xúc và tâm lý. Nó dựa trên nguyên tắc khoái lạc của con người là chỉ muốn có niềm vui và tuyệt đối tránh khó khăn, đau khổ”.

 

Trong tâm lý học quan niệm thói quen như sau: “Thói quen là hành động tự động hóa ổn định trở thành nhu cầu của con người.”

 

2. Đặc điểm

 

– Thói quen mang tính nhu cầu, nếp sống

 

– Được đánh gia cao về mặt đạo đức

 

– Luôn gắn với tình huống nhất định và bền vững

 

3. Sự hình thành thói quen

 

Thói quen được hình thành do bắt chước

 

Ví dụ: Trẻ em sẽ bắt chước người lớn đánh răng, hay hút thuốc… Có những thói quen là tốt, nhưng có những thói quen xấu ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ nhỏ, vì vậy người lớn phải dần bỏ những thói quen xấu để tạo hình ảnh tốt trước trẻ nhỏ.

 

Thói quen được hình thành do giáo dục

 

Ví dụ: Thói quen xếp hàng trước khi vào lớp…

 

VI. So sánh kĩ xảo và thói quen

 

Giống nhau

 

– Thói quen và kĩ xảo đều là hành động tự động hóa.

 

– Cả hai đều có cơ sở sinh lý là hành động.

 

– Con đường hình thành của thói quen và kĩ xảo thường thông qua kinh nghiệm hoặc trải nghiệm.

 

– Thói quen và kĩ xảo mang tính chất lặp lại và sự thuần thục trong hành động.

 

Sự khác nhau

 

– Kĩ xảo: Là hành động ý chí đã tự động hóa nhờ luyện tập

 

– Thói quen: Là hành động tự động hóa ổn định, trở thành nhu cầu của con người. Nếu nhu cầu đó không được thỏa mãn thì người này cảm thấy khó chịu, có khi đau khổ, day dứt.

Thói quenKĩ xảo
Mang tính chất nhu cầu nếp sống

 

Được đánh giá về mặt đạo đức

 

(Trong đó có cả thói quen tốt và thói quen xấu)

 

Luôn gắn với tình huống cụ thể

 

(ví dụ như ngủ dậy sau khi ăn)

 

Bền vững ăn sâu vào nếp sống

 

Hình thành bằng nhiều con đường (tự giác, bắt chước, ôn tập).

Mang tính chất kỹ thuật

 

Được đánh giá về mặt thao tác

 

(Thao tác có nhuần nhuyễn hay không, nhanh hay chậm)

 

Ít gắn với tình huống

 

(ví dụ như đánh máy này quen cũng có thể đánh máy khác tốt)

 

Ít bền vững nếu không được luyện tập.

 

Hình thành chủ yếu là do luyện tập có mục đích.

 

 

VII. KẾT LUẬN

 

› Không ngừng luyện tập, trau dồi kiến thức chuyên môn

 

› Cần tạo những thói quen cần thiết trong cuộc sống, để giúp cuộc sống trở nên nhiệm màu hơn

 

› Hãy bắt đầu luyện tập từng chút một để bạn không cảm thấy bị áp lực

 

› Hãy nhìn thành công của mọi người xung quanh để cố gắng

 

› Tạo thói quen, kĩ xảo tốt sẽ giúp bạn tiến gần tới mục tiêu mình mong muốn.

Trả lời