Sự khác nhau giữa Kỹ năng cứng và Kỹ năng mềm

ky nang mem

Bạn vẫn thường nghe nói tới kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, nhưng bạn đã hiểu về 2 kỹ năng này được bao nhiêu phần trăm? Tầm quan trọng của kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Contents

1. Kỹ năng cứng là gì?

Kỹ năng cứng là những kỹ năng giúp thực hiện những công việc cụ thể. Kỹ năng cứng có thể được đánh giá bằng các bằng cấp, chứng chỉ hay qua một bài kiểm tra. Ví dụ như: kỹ năng đánh máy, kỹ năng soạn thảo văn bản,… Tuy nhiên, để trau dồi được kỹ năng cứng, bạn cũng phải mất cả một quá trình, một thời gian dài để trau dồi kiến thức. Nó có thể là 5 năm, 10 năm hoặc nhiều hơn nữa nhưng nó vẫn chưa thấm tháp vào đâu khi có vô vàn kỹ năng bạn chưa được học tới ở đại dương mênh mông kiến thức.

2. Kỹ năng mềm là gì?

Kỹ năng mềm là những kỹ năng như: Kỹ năng ứng xử, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống,… Kỹ năng mềm không phải là những kỹ năng chỉ gắn với một công việc cụ thể như kỹ năng cứng và không thể đánh giá kỹ năng mềm thông qua cách giải quyết, xử lý một tình huống cụ thể trong công việc. Thực tế cho thấy, người có kỹ năng cứng tốt chưa chắc đã giỏi hơn người có kỹ năng mềm.

Ví dụ, bạn ra trường với tấm bằng đại học loại giỏi, nhưng khi đi xin việc ở một công ty bạn lại là người thất bại trước đối thủ có bằng cao đẳng. Tại sao lại như vậy? Đơn giản là vì bạn có kỹ năng cứng nhưng bạn lại không có kỹ năng mềm bằng họ. Bởi khi bạn học qua trường lớp là các kỹ năng trong sách vở, rất ít kỹ năng thực tế. Còn bạn học cao đẳng ra, bạn vừa có kỹ năng cứng lại vừa có kỹ năng mềm. Như vậy, chỉ cần bạn là người có năng lực và có kỹ năng mềm thì xuất phát điểm của bạn có thấp hơn nhưng chưa chắc bạn đã thua cuộc.

phân biệt kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Người có kỹ năng cứng tốt chưa chắc đã giỏi hơn người có kỹ năng mềm

3. Tầm quan trọng của kỹ năng cứng và kỹ năng mềm

Tầm quan trọng của kỹ năng cứng và kỹ năng mềm phụ thuộc vào ngành nghề bạn làm việc. Nếu bạn làm một công việc như lễ tân, bán hàng, người dẫn chương trình thì kỹ năng mềm đặc biệt quan trọng. Còn nếu bạn là bác sĩ, lập trình viên,.. thì kỹ năng cứng lại vô cùng quan trọng. Nếu bạn là luật sư, giáo viên,… thì bạn phải giỏi cả kỹ năng mềm và kỹ năng cứng.

Đặc biệt, kỹ năng mềm là yêu cầu không thể thiếu đối với các vị trí lãnh đạo, quản lý. Vị trí càng cao thì đòi hỏi bạn phải có một kỹ năng mềm như kỹ năng ứng xử, kỹ năng quản lý phải tốt.

Rèn luyện kỹ năng cứng, kỹ năng mềm giúp chúng ta giải quyết công việc được dễ dàng hơn và mang lại thành công cho bản thân, doanh nghiệp, tổ chức.
Trên đây, Unica đã giúp các bạn phân biệt kỹ năng cứng, kỹ năng mềm. Nếu bạn muốn hoàn thiện và trau dồi cho mình các kỹ năng mềm cho bản thân thì đừng bỏ qua các khóa học kỹ năng mềm. Khóa học sẽ giúp bạn có những kỹ năng và cách ứng xử để tự tin trong giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp, người mới quen và cả người thân.Chúc các bạn thành công!

Trả lời