Phân biệt Cương sữa và Tắc tia sữa

cương sữa và tắc tia sữa

Cương sữa và tắc tia sữa gây ra triệu chứng giống nhau khiến nhiều người khó phân biệt và nhầm lẫn giữa hai hiện tượng này. Dẫn tới việc xử trí sai cách và gây ra tình trạng nặng hơn và nguy hiểm cho người mẹ.

Contents

1. Cương sữa sinh lý

Cương sữa sinh lý là hiện tượng thường gặp ở các bà mẹ sau sinh, xuất hiện từ 2-7 ngày sau sinh. Người mẹ cảm thấy đau nhức, toàn bộ ngực nóng. Bầu ngực cương cứng và ra rất ít sữa nếu hút sữa. Ngoài ra, có xuất hiện hạch ở nách.

Sự tiết sữa từ bầu ngực nhờ hai hormone chính là oxytocin và prolactin. Oxytocin là hormone co bóp tuyến sữa, còn prolactin là hormone tạo sữa. Lúc trẻ mới chào đời, prolactin được tiết nhiều nhất giúp sữa đổ về các nang sữa. Tuy nhiên, lượng oxytocin tiết ra không đủ để co bóp tuyến sữa, dẫn tới sữa trong nang không được giải phóng ra ngoài, và gây ra tình trạng bầu ngực của mẹ căng cứng và khó chịu.

Cương sữa
Cương sữa sinh lý có thể gây hạch ở nách

2. Tắc tia sữa

Tắc tia sữa là khi cơ thể của người mẹ sản xuất lượng sữa nhiều hơn nhu cầu của trẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tắc tia sữa như mẹ không vắt, hút hết sữa sau khi bú, bắt đầu cho con bú muộn, trẻ ngậm bắt vú kém.

Ngoài ra, có thể do ống dẫn sữa nhỏ, hoặc mẹ ăn nhiều chất béo động vật,… Tắc sữa thường không xảy ra ngay sau sinh, vì lúc này sữa mẹ tiết ra chưa nhiều.

Tắc tia sữa dẫn tới bầu ngực đau, có cục cứng, hút sữa kém và lượng tia sữa không như bình thường. Thậm chí, người mẹ có thể có triệu chứng sốt nhẹ.

Tắc tia sữa
Tắc tia sữa dẫn tới bầu ngực đau, có cục cứng

3. Sự khác nhau giữa cương sữa và tắc tia sữa

Cương sữaTắc tia sữa
Thường xuất hiện ngay sau sinh từ 2-7 ngày
Xuất hiện hạch ở nách
Ngực cương cứng, nặng
Đau nhức toàn bộ ngực
Sữa vẫn chảy
Không sốt
Không xuất hiện ngay sau sinh
Không xuất hiện hạch
Ngực có cục cứng
Đau nhức tại cục
Sữa không chảy ra
Có thể sốt

Cương sữa và tắc tia sữa nếu không được xử trí có thể dẫn tới áp xe vú, gây nguy hiểm cho người mẹ.

4. Xử trí cương sữa và tắc tia sữa

4.1 Giảm cương sữa sinh lý

Có nhiều cách để giảm cương sữa sinh lý, ví dụ như:

  • Chườm lạnh: dùng khăn mát chườm lạnh hai vú giữa các lần bú hoặc hút sữa làm giảm sưng và đau. Chườm lạnh vào ngực trong vòng 5 phút.
  • Cho con bú: giảm cương sữa sinh lý tốt nhất là cho con bú thường xuyên. Một số bà mẹ có thể thấy đau, tuy nhiên sữa càng nhiều thì càng căng tức. Do vậy, hãy cho trẻ bú thường xuyên và dùng tay bóp sữa trước khi cho con bú.
  • Sử dụng máy hút sữa: nếu sữa quá nhiều mà không tiết ra có thể sử dụng máy hút sữa để giảm căng tức. Máy hút sữa có thiết kế kiểu phễu chụp làm bằng silicon vân hình cánh hoa, giúp mát-xa, kích thích và duy trì tuyến sữa tiết ra đều đặn, nhẹ nhàng và không gây đau.
Chọn máy hút sữa
Sử dụng máy hút sữa để giảm cương sữa sinh lý

4.2 Cách xử trí tắc tia sữa

Để phòng ngừa tắc tia sữa, bà mẹ hãy cho con bắt đầu bú sớm trong vòng một giờ đầu sau sinh. Hãy đảm bảo trẻ ngậm bắt vú tốt và bế trẻ đúng tư thế khi bú.

Khi bị tắc tia sữa, các bà mẹ hãy cho con bú thường xuyên và bế trẻ đúng tư thế. Hãy thay đổi tư thế, các vị trí bú khác nhau để đảm bảo các ống dẫn sữa được dọn sạch sẽ, giảm bớt cơn đau do căng sữa. Nếu trẻ không mút được hãy vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy hút sữa. Đắp ấm hoặc tắm nước ấm trước khi cho con bú. Mát-xa nhẹ nhàng vùng vú, kích thích núm vú giúp bà mẹ thư giãn. Nếu vú căng tức hãy chườm lạnh để giảm phù nề.

Ngoài ra, để tránh tình trạng bị căng sữa sau sinh, các bà mẹ hãy lựa chọn áo ngực loại dành riêng cho phụ nữ cho con bú. Áo ngực quá chật cũng sẽ tạo áp lực lên bầu ngực và khiến cho bà mẹ thấy đau hơn.

Cương sữa và tắc tia sữa là hai tình trạng thường gặp đối với phụ nữ cho con bú. Cương sữa và tắc tia sữa nếu không được xử trí kịp thời, hay xử trí sai cách có thể dẫn tới áp xe vú và gây nguy hiểm cho bà mẹ. Do vậy, cần phân biệt rõ cương sữa sinh lý và tắc tia sữa để có biện pháp xử trí phù hợp.

Ngoài ra, các bà mẹ có thể đến cơ sở y tế thăm khám để được tư vấn nếu tình căng tức không thuyên giảm.

Điều trị tắc tia sữa sau sinh không phải đơn giản, tùy theo trường hợp và mức độ tắc sữa mà mẹ có kết quả cải thiện hoặc không. Tuy nhiên, khi tình hình không khả quan sau khi đã áp dụng các cách nêu trên, các bà mẹ nên tìm đến phương pháp tác động cột sống để điều trị tắc tia sữa sau sinh mà không cần dùng đến thuốc.

Với Phương pháp Tác động cột sống, kỹ thuật viên điều trị chủ yếu sử dụng phần mềm đầu ngón tay tác dụng vào cột sống phía lưng của bệnh nhân để điều chỉnh, khai thông tuyến sữa.

Đối với các trường hợp viêm có thể tác dụng nhẹ vào phần gây ức chế tuyến sữa.

Trả lời