Sự khác nhau giữa cận thị, loạn thị và viễn thị

can thi
Cận thị, loạn thị, viễn thị là một trong các dạng của tật khúc xạ. Mắt bình thường có cấu tạo hài hòa giữa chiều dài trước sau của nhãn cầu và công suất hội tụ của mắt, khi đó ảnh của một vật ở vô cực sẽ hội tụ đúng trên võng mạc, nghĩa là tiêu điểm sau trùng với võng mạc và khi đó ta sẽ nhìn thấy rõ nét hình ảnh.

Contents

I/ Cận thị

Cận thị là mắt có công suất khúc xạ quá mạnh so với chiều dài nhãn cầu, vì thế các tia sáng song song vào mắt sẽ hội tụ trước võng mạc. Nói cách khác, mắt cận có tiêu điểm trước võng mạc, do đó, người bị cận thị chỉ có thể nhìn rõ ở cự ly gần còn ở cự ly xa thì nhìn không rõ nếu như mắt không điều tiết.

Cận thị | Kính Mắt Bích Ngọc

Nguyên nhân của cận thị:
Nguyên nhân của cận thị là do giác mạc vồng quá, hoặc do trục trước và sau của cầu mắt dài khiến cho hình ảnh không hội tụ đúng võng mạc như mắt bình thường mà lại hội tụ phía trước võng mạc.
Các loại cận thị:
Cận thị được chia thành 2 loại
Cận thị trục: cận thị đơn thuần như đã nói ở trên, là sự mất bình quân giữa chiều dài của mắt và lực khúc xạ của nó, nhưng hai chỉ số này vẫn nằm trong giới hạn bình thường. Đây là loại cận thị thường gặp, bắt đầu ở lứa tuổi đi học và nhỏ hơn 6 diop, không có những tổn thương thực thể ở mắt.
Cận thị bệnh lý: chiều dài của mắt quá giới hạn bình thường. Độ cận thường cao, cận trên 6 diop, có thể lên đến 20-30 diop, có những tổn thương ở mắt, có tính di truyền.

II/ Viễn thị

Là mắt có công suất khúc xạ kém so với chiều dài của mắt, vì thế các tia sáng vào mắt sẽ hội tụ sau võng mạc. Nghĩa là tiêu điểm sau nằm sau võng mạc.Vì thế người bị viễn thị có thể nhìn bình thường đối với những mục tiêu ở cự ly xa, song không nhìn rõ những mục tiêu ở cự ly gần.

Viễn Thị | Kính Mắt Bích Ngọc
Nguyên nhân của viễn thị:
Nguyên nhân phổ biến của viễn thị là trục nhãn cầu ngắn. Ở trẻ em mới sinh thường có một độ viễn thị nhẹ từ 2 – 3 độ. Trong quá trình phát triển, cùng với sự trưởng thành của cơ thể, nhãn cầu cũng dài thêm ra, mắt sẽ trở thành mắt bình thường, nhưng nếu sự phát triển này không trọn vẹn thì trẻ sẽ bị viễn thị.
Các loại viễn thị
Viễn thị cũng được chia thành 2 loại:
Viễn thị trục: do trục nhãn cầu ngắn hơn bình thường.
Viễn thị do khúc xạ: Giác mạc hoặc thủy tinh thể dẹt quá, do đó giảm công suất hội tụ.

III/ Loạn thị

Ở mắt bình thường, các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc thì được hội tụ ở một điểm trên võng mạc. Nhưng ở mắt loạn thị, các tia hình ảnh lại được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc, khiến cho người loạn thị thấy hình ảnh nhòe, không rõ bất kể gần hay xa. Mắt loạn thị có thể đi cùng cận thị và viễn thị, vì thế việc điều chỉnh kính cho người loạn thị cũng sẽ khó hơn. Có nhiều loại loạn thị tùy thuộc vào phối hợp của loạn thị với cận thị và viễn thị, có loạn cận đơn thuần, loạn cận kép, loạn viễn đơn thuần, loạn viễn kép và loạn thị hỗn hợp. Trẻ được chẩn đoán loạn thị cần đeo kính thường xuyên để tránh nhược thị.

Loạn Thị | Kính Mắt Bích Ngọc
Nguyên nhân của loạn thị
Nguyên nhân của loạn thị là do giác mạc có hình dạng bất thường, khiến khả năng tập trung ánh sáng  của giác mạc bị giảm đi.
Phân loại loạn thị
Loạn thị thị giác: một loại loạn thị khi giác mạc biến dạng
Loạn thị thấu kính
Loạn thị tuy xảy ra không phổ biến như cận thị nhưng nó cũng là một dạng tật khúc xạ nguy hiểm, đáng buồn thay hiện nay còn khá nhiều người không hiểu biết về căn bệnh này dẫn đến việc phòng tránh và điều trị sai cách. 

Trên đây là một số điểm dùng để phân biệt các tật khúc xạ khác nhau của đôi mắt. Đặc điểm chung của các tật khúc xạ đó là nhìn không rõ, hay mỏi mắt, nhức đầu. Đối với trẻ em, khi có các biểu hiện như nhìn lên bảng không rõ, hay nheo mắt, đọc sách quá gần, hay mỏi mắt, nhức mắt, nhìn mờ rất có thể là do trẻ đã bị tật khúc xạ , cần phải đưa trẻ đi khám mắt ngay để có biện pháp điều trị tốt nhất cho trẻ. Hiện nay có 3 phương pháp điều trị tật khúc xạ phổ biến đó là: đeo kính gọng, đeo kính áp tròng và phẫu thuật, tùy vào cấu tạo mắt của từng người mà bác sĩ có thể hướng dẫn sử dụng phương pháp nào cho hợp lý.

Trả lời