Sự khác nhau giữa Tài sản và Tiêu sản

tai san va tieu san

Khái niệm tài sản và tiêu sản lần đầu được Robert Kiyosaki nhắc tới trong cuốn sách nổi tiếng của ông “Rich Dad, Poor Dad”. Dù cuốn sách được xuất bản lần đầu tiên vào gần 2 thập kỉ trước (2000), những khái niệm trên vẫn không ngừng được truyền bá rộng rãi cho đến ngày nay.

Bằng cách sử dụng hai khái niệm này, Robert Kiyosaki chỉ ra sự khác biệt trong tư duy tài chính giữa các tầng lớp trong xã hội, đồng thời đưa ra những lời khuyên thiết thực cho độc giả.

tai san tieu san

Contents

TÀI SẢN

Tài sản là những gì bạn bỏ tiền từ trong túi ra để sở hữu chúng, sau đó chúng mang tiền cho lại vào trong túi của bạn, và trong tương lai tiền của bạn sinh lời so với số mà bạn đã bỏ ra ban đầu.

Ví dụ:

– Bạn mua 1 loại cổ phiếu, sau đó giá cổ phiếu tăng, bạn bán ra có lời.

– Bạn mua được một căn nhà với mức giá rẻ, bạn cho thuê chúng hàng tháng, một thời gian sau số tiền cho thuê vừa đủ bù số vốn bạn bỏ ra ban đầu và kể từ các tháng sau đó, căn nhà ấy bắt đầu đem đến cho bạn những khoản lời đầu tiên.

TIÊU SẢN

Tiêu sản là những gì bạn bỏ tiền từ trong túi ra để sở hữu chúng, sau đó bạn lại phải tiếp tục bỏ tiền ra để “nuôi” hoặc duy trì chúng.

Ví dụ:

– Bạn mua một chiếc xe máy để dùng cho đi lại, sau đó bạn tiếp tục phải tốn tiền bảo dưỡng xe, tiền xăng, tiền bảo hiểm, tiền phạt… và chắc chắn chiếc xe ấy sẽ không bao giờ đủ bù lại số tiền mà bạn phải bỏ tất cả ra cho nó.

– Bạn mua một bộ quần áo đắt tiền. Trong quá trình sử dụng, chắc chắn bạn phải tốn công giặt ủi và các phụ phí khác đi kèm như tiền giặt, tiền điện nước, tiền sửa chữa,…Tương tự như chiếc xe, bộ quần áo sẽ mất dần giá trị theo thời gian và không bao giờ hoàn trả lại bạn số tiền trả cho nó ban đầu.

Người nào bất kể giàu, nghèo hay trung lưu đều có tiêu sản. Tiêu sản rất cần cho những nhu cầu bức thiết của cuộc sống như ăn, uống, nghỉ ngơi, tắm giặt,….

Nhưng có một điểm khác biệt khi họ có tiền dư:

– Người giàu mua những tài sản mang lại giá trị tương lai cho mình.

– Người trung lưu thường mua nhà để ở, mua xe để đi. Họ nói căn nhà, chiếc xe đó là tài sản của họ, nhưng thật ra, nó lại là tiêu sản.

– Người nghèo dùng tiền lương của họ thường để trang trải cho các chi phí sinh hoạt hằng ngày, và họ thường còn dư rất ít tiền, không đủ để mua tài sản hay tiêu sản.

“Người giàu mua tài sản, người trung lưu mua tiêu sản mà họ nghĩ là tài sản, người nghèo chỉ toàn chi phí” – Robert Kiyosaki

Nguồn: Thunhapdautu

Trả lời