Cả ISO và TQM đều là các phương thức quản lý sản xuất hiện đại và hiệu quả. Chúng déu dược phát triển trên triết lý quán lý mới nên có nhiều điểm giống nhau như cùng nhấn mạnh tới các yếu tố quyết định đối với hệ thống chất lượng như: cam kết của lãnh đạo, tham gia của mọi người, đào tạo, sử dụng các phương pháp thống kê để kiểm soát quá trình. Trong phiên bản iso 9000 : 1994 chưa đề cập đến cải tiến liên tục. Vấn đề này đã được sửa đổi trong ISO 9000 : 2000.
Bảng 4.2 trình bày sự so sánh giữa TQM và ISO 9000. Có thể thấy trong quản lý chât lượng có 2 mô hình được phát triển phù hợp với đặc điểm vãn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây, đó là mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn (phù hợp với văn hoá phương Tây) và mô hình quán lý chất lượng lấy con người làm trung tâm (phù hợp với văn hoá phương Đỏng).
Mô hình quản lý chất lượng dựa trên tiêu chuẩn
Mô hình này có dặc điểm chính là kiểm soát bằng tiêu chuẩn hoá và văn bản hoá. Ví dụ diên hình là bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Biện pháp quản lý là xây dựng các văn bản và yêu cầu mọi thành viên phải triệt để tuân thú. Như vậy, có 2 hoạt động chính là xây dựng hệ chất lượng theo tiêu chuẩn và duy trì, kiểm soát hệ thống này cho phù hợp với các liêu chuẩn. Để kiểm soát, các thành viên trong sản xuất được chia làm 2 loại: người thừa hành không cần có trình độ cao và người quản lý có trách nhiệm lập quy trình và theo dõi, đánh giá kết quả làm việc của người công nhân vận hành.
Việc tiêu chuẩn hoá, văn bản hoá các nhiệm vụ và quy trình thực hiện các nhiệm vụ sẽ tạo điều kiện thuận lợi dể điều hành các hoạt động của tổ chức vốn khá phức tạp với sự tham gia cùa nhiều người, nhiều bộ phận. Việc xác định rõ ràng bằng văn bản trách nhiệm cúa từng cá nhân, từng công việc và cách thức tiến hành công việc sẽ giúp hoạt động chung của tố chức đạt hiệu quả cao và đảm bảo sản phấm có chất lượng tốt.
Mãt khác, khi văn bản hoá các hoạt động sẽ phải rà soát, xem xét một cách khách quan và rõ ràng các vấn để: phải làm gì, ớ dâu, mối quan hệ giữa các nhiệm vụ riêng lẻ với toàn bộ hệ thống, mục tiêu của mỗi hoạt động trên quan điểm tổ chức là một cơ thể thống nhất. Hệ thống quản lý trở nên hữu hình. Mỗi hoạt động đều được xác định rõ nhiệm vụ, quá trình thực hiện và kết quá phải đạt được. Người quản lý sẽ có căn cứ đế kiểm tra và đánh giá xem hệ thống được thực hiện có hiệu quả không.
Mô hình này phù hợp với phong tục. tập quán của người phương Tây. Đối với người phương Đông đôi khi cám thấy việc văn bán hoá có vé quan liêu, giấy tờ phức tạp và gò bó, thụ động.
Mô hình quản lý lấy con người làm trung tâm
Với quan niệm quản lý là hoạt động liên quan chú yếu tới hoạt động của con người nên để quán lý tốt cần lấy con người làm trung tâm. Các thành viên cần được trao quyền tự quán lý, tự kiểm soát chất lượng hoạt động cúa mình. Để không ngừng cải tiến chất lượng cùa quy trình, của sản phẩm cần khuyến khích và tạo diều kiện cho mọi thành viên nghiên cứu, để xuất, thực hiện các cái tiến mà không bắt buộc mọi người tuyệt đối tuân thủ văn bản, tiêu chuán. Mỏ hình này phù hợp với nền văn hoá phương Đông, điển hình là TQM theo phong cách Nhật Bản.